Ngày 18/7, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Tổ chức Plan vùng Quảng Trị và Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Đông Hà tổ chức Diễn đàn Trẻ em tỉnh năm 2013 với chủ đề “Tham vấn ý kiến trẻ em về sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.”
Diễn đàn là dịp để trẻ em tỉnh Quảng Trị tìm hiểu sâu hơn về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như phát hiện ra những điều chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Thông qua đó các em có cơ hội được tham gia, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của trẻ em.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giành nhiều sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em được tốt hơn, đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như tiếp cận giáo dục có chất lượng: nhu cầu được chăm sóc, khám sức khỏe khi đau ốm; được đến trường; có quyền vui chơi, giải trí… đúng như khẩu hiệu “Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.”
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại hiện tượng trẻ em rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt như sống lang thang, sử dụng ma túy, bị lạm dụng và xâm hại, bị buôn bán, bị tai nạn thương tích… ngày càng phức tạp.
Tại diễn đàn, bằng các hoạt động hay và ý nghĩa như biểu diễn các tiểu phẩm, các câu hỏi đối thoại, thiếu nhi tỉnh Quảng Trị đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm bổ sung, sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như “nghiêm cấm đặt, tàng trữ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ trong nhà, hoặc gần nhà gây tổn hại cho trẻ em…”
Các em vùng miền núi đặc biệt quan tâm đến tình trạng kết hôn cận huyết thống diễn ra ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa có đồng bào Pakô, Vân Kiều sinh sống.
Hiện nay, có xã có tình trạng tảo hôn trong độ tuổi từ 12-17 tuổi lên đến 30%, trước thực trạng đó các em đề xuất nên đưa quy định "trẻ em không được kết hôn” vào luật để giảm thiểu tình trạng tảo hôn cận huyết thống; bổ sung vào luật “nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vào hoàn cảnh đặc biệt”; quan tâm đến quyền lợi của học sinh bán trú dân nuôi…
Ngoài ra, đại diện thiếu nhi các huyện còn gửi tới đại biểu câu hỏi về các vấn đề được các em quan tâm như trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em trong gia đình nghèo; trẻ em sống trong các gia đình có các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội; trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật…
Đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành đã trao đổi và giải đáp các thắc mắc về những vấn đề các em nêu ra, đồng thời đưa ra phương án giải quyết./.
Diễn đàn là dịp để trẻ em tỉnh Quảng Trị tìm hiểu sâu hơn về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như phát hiện ra những điều chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Thông qua đó các em có cơ hội được tham gia, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của trẻ em.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giành nhiều sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em được tốt hơn, đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như tiếp cận giáo dục có chất lượng: nhu cầu được chăm sóc, khám sức khỏe khi đau ốm; được đến trường; có quyền vui chơi, giải trí… đúng như khẩu hiệu “Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.”
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại hiện tượng trẻ em rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt như sống lang thang, sử dụng ma túy, bị lạm dụng và xâm hại, bị buôn bán, bị tai nạn thương tích… ngày càng phức tạp.
Tại diễn đàn, bằng các hoạt động hay và ý nghĩa như biểu diễn các tiểu phẩm, các câu hỏi đối thoại, thiếu nhi tỉnh Quảng Trị đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm bổ sung, sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như “nghiêm cấm đặt, tàng trữ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ trong nhà, hoặc gần nhà gây tổn hại cho trẻ em…”
Các em vùng miền núi đặc biệt quan tâm đến tình trạng kết hôn cận huyết thống diễn ra ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa có đồng bào Pakô, Vân Kiều sinh sống.
Hiện nay, có xã có tình trạng tảo hôn trong độ tuổi từ 12-17 tuổi lên đến 30%, trước thực trạng đó các em đề xuất nên đưa quy định "trẻ em không được kết hôn” vào luật để giảm thiểu tình trạng tảo hôn cận huyết thống; bổ sung vào luật “nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vào hoàn cảnh đặc biệt”; quan tâm đến quyền lợi của học sinh bán trú dân nuôi…
Ngoài ra, đại diện thiếu nhi các huyện còn gửi tới đại biểu câu hỏi về các vấn đề được các em quan tâm như trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em trong gia đình nghèo; trẻ em sống trong các gia đình có các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội; trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật…
Đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành đã trao đổi và giải đáp các thắc mắc về những vấn đề các em nêu ra, đồng thời đưa ra phương án giải quyết./.
Thanh Thủy (TTXVN)