Sáng 1/5, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2012).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các vị lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các vị lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tướng lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo các sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố và đông đảo nhân dân trong tỉnh.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Hữu Phúc nêu rõ cách đây vừa tròn 40 năm, trong khí thế tưng bừng của chiến dịch Trị-Thiên 1972, cùng với các binh chủng chủ lực, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã quật khởi đứng lên giáng xuống đầu Mỹ-Ngụy những đòn sấm sét.
Sau một tháng tiến công và nổi dậy quyết liệt ngoan cường, quân và dân Việt Nam đã lập nên những chiến công oanh liệt, đập tan hệ thống kìm kẹp và những mưu đồ đen tối của đế quốc Mỹ và bọn tay sai-giải phóng quê hương.
Chiến thắng ngày 1/5 giải phóng tỉnh Quảng Trị là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất, là bản anh hùng ca tuyệt vời về đức hy sinh cao cả, ý chí cách mạng kiên cường của quân và dân Việt Nam; là sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công; là kết quả của sự hợp đồng quân binh chủng tấn công táo bạo, bất ngờ, mạnh mẽ quyết liệt của quân, dân trên chiến trường Quảng Trị.
Với thắng lợi mùa xuân 1972, tỉnh Quảng Trị là tỉnh đầu tiên của miền Nam được giải phóng, vinh dự là nơi đặt thủ phủ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Chiến thắng lẫy lừng đó đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay cả nước Mỹ, dập tắt ý đồ leo thang chiến tranh của các thế lực hiếu chiến, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.
Thắng lợi này đã tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp để quân và dân Việt Nam mở cuộc tấn công vũ bão, thần tốc làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh khẳng định chiến dịch Trị-Thiên 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu chống địch phản kích tái chiếm vùng giải phóng, bảo vệ Thành cổ 81 ngày đêm là bản anh hùng ca bất tử trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam; là điểm son chói lọi trong trang sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Quảng Trị.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh bước vào giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục phát huy tiềm năng, tận dụng lợi thế của địa phương có biển, có núi, có đồng bằng, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi; đồng thời phát triển theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, tạo kết nối toàn vùng để phát triển; tăng cường thu hút đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Mặt khác, tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất đi liền với chế biến, hiệu quả kinh tế cao, gắn với thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới; thu hút du khách đến với hệ thống di sản văn hóa chiến tranh cách mạng phong phú của tỉnh, liên kết mở rộng khai thác dịch vụ du lịch trên con đường di sản miền Trung, gắn với du lịch hoài niệm “chiến trường xưa và đồng đội.”
Quảng Trị cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích của đất nước; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện với nước bạn Lào, xây dựng biên giới Việt-Lào thật sự là biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
Quảng Trị cần tiếp tục quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội; đẩy mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, gia đình chính sách, bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; phấn đấu rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh yêu cầu Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tập trung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Cùng đó, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, hướng mạnh về cơ sở, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau 40 năm giải phóng, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế của tỉnh phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt xấp xỉ 10,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng 11 lần so với năm 1990; thu ngân sách năm 2011 đạt hơn 1.330 tỷ đồng; thu nhập đầu người năm 2011 đạt 21,6 triệu đồng, tăng gấp 40 lần so với năm 1990...
Từ kết quả của chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển thương mại-dịch vụ, những vùng đất trắng, núi đồi, bãi cát một thuở là trận địa pháo, bãi chiến trường bom cày, đạn xới hôm nay đã "biến" thành hơn 20 vạn ha cây cao su, càphê, hồ tiêu và vườn sinh thái. Con đường 9 anh hùng năm xưa nay là “đường 9 xanh” được mở rộng, nối dài trở thành con đường xuyên Á, từng bước năng động hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các vị lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các vị lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tướng lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo các sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố và đông đảo nhân dân trong tỉnh.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Hữu Phúc nêu rõ cách đây vừa tròn 40 năm, trong khí thế tưng bừng của chiến dịch Trị-Thiên 1972, cùng với các binh chủng chủ lực, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã quật khởi đứng lên giáng xuống đầu Mỹ-Ngụy những đòn sấm sét.
Sau một tháng tiến công và nổi dậy quyết liệt ngoan cường, quân và dân Việt Nam đã lập nên những chiến công oanh liệt, đập tan hệ thống kìm kẹp và những mưu đồ đen tối của đế quốc Mỹ và bọn tay sai-giải phóng quê hương.
Chiến thắng ngày 1/5 giải phóng tỉnh Quảng Trị là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất, là bản anh hùng ca tuyệt vời về đức hy sinh cao cả, ý chí cách mạng kiên cường của quân và dân Việt Nam; là sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công; là kết quả của sự hợp đồng quân binh chủng tấn công táo bạo, bất ngờ, mạnh mẽ quyết liệt của quân, dân trên chiến trường Quảng Trị.
Với thắng lợi mùa xuân 1972, tỉnh Quảng Trị là tỉnh đầu tiên của miền Nam được giải phóng, vinh dự là nơi đặt thủ phủ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Chiến thắng lẫy lừng đó đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay cả nước Mỹ, dập tắt ý đồ leo thang chiến tranh của các thế lực hiếu chiến, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.
Thắng lợi này đã tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp để quân và dân Việt Nam mở cuộc tấn công vũ bão, thần tốc làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh khẳng định chiến dịch Trị-Thiên 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu chống địch phản kích tái chiếm vùng giải phóng, bảo vệ Thành cổ 81 ngày đêm là bản anh hùng ca bất tử trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam; là điểm son chói lọi trong trang sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Quảng Trị.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh bước vào giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục phát huy tiềm năng, tận dụng lợi thế của địa phương có biển, có núi, có đồng bằng, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi; đồng thời phát triển theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, tạo kết nối toàn vùng để phát triển; tăng cường thu hút đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Mặt khác, tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất đi liền với chế biến, hiệu quả kinh tế cao, gắn với thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới; thu hút du khách đến với hệ thống di sản văn hóa chiến tranh cách mạng phong phú của tỉnh, liên kết mở rộng khai thác dịch vụ du lịch trên con đường di sản miền Trung, gắn với du lịch hoài niệm “chiến trường xưa và đồng đội.”
Quảng Trị cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích của đất nước; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện với nước bạn Lào, xây dựng biên giới Việt-Lào thật sự là biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
Quảng Trị cần tiếp tục quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội; đẩy mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, gia đình chính sách, bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; phấn đấu rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh yêu cầu Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tập trung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Cùng đó, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, hướng mạnh về cơ sở, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau 40 năm giải phóng, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế của tỉnh phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt xấp xỉ 10,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng 11 lần so với năm 1990; thu ngân sách năm 2011 đạt hơn 1.330 tỷ đồng; thu nhập đầu người năm 2011 đạt 21,6 triệu đồng, tăng gấp 40 lần so với năm 1990...
Từ kết quả của chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển thương mại-dịch vụ, những vùng đất trắng, núi đồi, bãi cát một thuở là trận địa pháo, bãi chiến trường bom cày, đạn xới hôm nay đã "biến" thành hơn 20 vạn ha cây cao su, càphê, hồ tiêu và vườn sinh thái. Con đường 9 anh hùng năm xưa nay là “đường 9 xanh” được mở rộng, nối dài trở thành con đường xuyên Á, từng bước năng động hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới./.
Dương Vương Lợi (TTXVN)