Vấn đề quấy rối tình dục một lần nữa lại là chủ đề nóng hổi trong xã hội Ai Cập vì lần này liên quan đến người nước ngoài, chủ yếu là du khách nữ.
Mới đây, Bộ Du lịch Ai Cập đã phát động một chiến dịch tuyên truyền đấu tranh chống lại tệ nạn này.
Tháng trước, nhà văn Alaa Al-Aswani đã viết một bài báo trên nhật báo Al-Shorouk về kinh nghiệm của một phụ nữ nước ngoài tại Ai Cập, mở đầu cho vấn đề đầy gai góc là quấy rối tình dục mà nạn nhân là những phụ nữ tại Ai Cập.
Florence, người Pháp tâm sự: "Cứ mỗi lần tôi đi bộ trên phố thì đó là một sự đau khổ dai dẳng. Những người đàn ông nhìn chằm chằm vào tôi như thể tôi đi dạo mà không mặc gì cả. Tôi cố tránh những nơi đông người, vì dễ bị quấy rối."
Mặc dù bị cuốn hút và rất muốn được khám phá nền văn minh Ai Cập, nhưng rốt cuộc nữ du khách người Pháp này đã phải quyết định rời bỏ đất nước này càng sớm càng tốt.
Vấn đề quấy rối tình dục trở thành một cuộc thảo luận lớn khi hàng loạt vụ việc nghiêm trọng diễn ra ngay tại trung tâm thủ đô Cairo và nhiều nơi khác.
Mới đây, Trung tâm quyền của phụ nữ Ai Cập đã đưa ra một báo cáo có tiêu đề "Mây đen đang bao phủ bầu trời Ai Cập" để nghiên cứu vấn đề trên.
Theo báo cáo trên, trong số 109 phụ nữ người nước ngoài được hỏi, có tới 93,6% khẳng định họ đã bị quấy rối tình dục, 90,8% nói rằng đã bị tán tỉnh, gạ gẫm, 70,6% nói rằng đã bị đụng chạm vào những nơi nhạy cảm.
Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, 52% trong số những người được hỏi nói rằng họ là nạn nhân của tệ nạn trên hàng ngày, 96,3% cho biết không thể đi bộ một cách bình yên trên phố và 58,9% phải chịu đựng những cử chỉ, hành động lạ lùng trên các phương tiện vận tải công cộng.
Sự việc căng thẳng đến mức một số sứ quán nước ngoài tại thủ đô Cairo đã phải cảnh báo công dân nước mình về những hành vi quấy rối tình dục mà họ có thể gặp phải tại Ai Cập.
Nhà hoạt động xã hội Fardos Al-Bahnassi cho biết, tất cả những người bạn nước ngoài của bà đều gặp phải những vấn đề trên.
Cherlie, một nữ du khách người Anh, đã kể lại, khi bước vào một cửa hàng bán đồ lưu niệm, người bán hàng đã hỏi cô có lấy mình không? Cô ấy trả lời có. Khi đó, người bán hàng đã tiến sát đến gần Cherlie và giơ tay ra để ôm. Cherlie phải cố gắng thoát khỏi người đàn ông này và chạy ra phía cửa, đồng thời kêu cứu.
Trên các phương tiện công cộng, tình hình không có vẻ gì là sáng sủa hơn. Siham, một người Marocco, đã phải trả giá cho sự dũng cảm của mình. Một ngày, Siham muốn khám phá thủ đô Cairo bằng metro. Cô đã bị sốc nặng khi chỉ có một mình trên một toa toàn đàn ông. Bất ngờ, một người không quen biết đã không ngần ngại lần mò dưới quần của cô.
Cũng theo nghiên cứu trên, 66% người được hỏi nói rằng có cái nhìn không thiện cảm đối với Ai Cập vì tệ nạn quấy rối tình dục. 17% đã quyết định rời Ai Cập và không quay trở lại nơi đây nữa. Những người được hỏi nói rằng họ sẽ khuyên bạn của họ không nên đi du lịch Ai Cập.
Đây thực sự là nguy cơ ảnh hưởng đến ngành du lịch nước này, vì du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn thu chính cho Ai Cập với thu nhập hàng năm lên tới hơn chục tỷ USD.
Mới đây, Bộ Du lịch Ai Cập này đã đưa ra một chiến dịch nhằm tuyên truyền cho tất cả những ai có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với du khách, với khẩu hiệu: "Du lịch đem lại sự thịnh vượng cho tất cả chúng ta" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này và nâng cao ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, rất nhiều người dân Ai Cập cũng đưa ra những chiến dịch trên Facebook nhằm đe dọa những kẻ quấy rối tình dục. "Hãy tôn trọng bạn," đó là thông điệp của chiến dịch do tạp chí Kelmetra đưa ra, hoặc "Hãy bảo vệ bạn" là tên của một chiến dịch do một phụ nữ Ai Cập đưa ra trên Facebook.
Cảnh sát cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Bà Nihad Aboul Qomsane, Giám đốc Trung tâm quyền phụ nữ Ai Cập cho biết, cảnh sát đã có ý thức hơn về vấn đề này và sẵn sàng hành động khi cần thiết.
Ngoài ra, trung tâm này cũng đã phát hành những cuốn cẩm nang giúp phụ nữ có những kiến thức cần thiết để bảo vệ mình tránh bị quấy rối tình dục. Những cách thức chi tiết sẽ giúp họ khi đi bộ trên đường phố hoặc đi lại bằng taxi..../.
Mới đây, Bộ Du lịch Ai Cập đã phát động một chiến dịch tuyên truyền đấu tranh chống lại tệ nạn này.
Tháng trước, nhà văn Alaa Al-Aswani đã viết một bài báo trên nhật báo Al-Shorouk về kinh nghiệm của một phụ nữ nước ngoài tại Ai Cập, mở đầu cho vấn đề đầy gai góc là quấy rối tình dục mà nạn nhân là những phụ nữ tại Ai Cập.
Florence, người Pháp tâm sự: "Cứ mỗi lần tôi đi bộ trên phố thì đó là một sự đau khổ dai dẳng. Những người đàn ông nhìn chằm chằm vào tôi như thể tôi đi dạo mà không mặc gì cả. Tôi cố tránh những nơi đông người, vì dễ bị quấy rối."
Mặc dù bị cuốn hút và rất muốn được khám phá nền văn minh Ai Cập, nhưng rốt cuộc nữ du khách người Pháp này đã phải quyết định rời bỏ đất nước này càng sớm càng tốt.
Vấn đề quấy rối tình dục trở thành một cuộc thảo luận lớn khi hàng loạt vụ việc nghiêm trọng diễn ra ngay tại trung tâm thủ đô Cairo và nhiều nơi khác.
Mới đây, Trung tâm quyền của phụ nữ Ai Cập đã đưa ra một báo cáo có tiêu đề "Mây đen đang bao phủ bầu trời Ai Cập" để nghiên cứu vấn đề trên.
Theo báo cáo trên, trong số 109 phụ nữ người nước ngoài được hỏi, có tới 93,6% khẳng định họ đã bị quấy rối tình dục, 90,8% nói rằng đã bị tán tỉnh, gạ gẫm, 70,6% nói rằng đã bị đụng chạm vào những nơi nhạy cảm.
Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, 52% trong số những người được hỏi nói rằng họ là nạn nhân của tệ nạn trên hàng ngày, 96,3% cho biết không thể đi bộ một cách bình yên trên phố và 58,9% phải chịu đựng những cử chỉ, hành động lạ lùng trên các phương tiện vận tải công cộng.
Sự việc căng thẳng đến mức một số sứ quán nước ngoài tại thủ đô Cairo đã phải cảnh báo công dân nước mình về những hành vi quấy rối tình dục mà họ có thể gặp phải tại Ai Cập.
Nhà hoạt động xã hội Fardos Al-Bahnassi cho biết, tất cả những người bạn nước ngoài của bà đều gặp phải những vấn đề trên.
Cherlie, một nữ du khách người Anh, đã kể lại, khi bước vào một cửa hàng bán đồ lưu niệm, người bán hàng đã hỏi cô có lấy mình không? Cô ấy trả lời có. Khi đó, người bán hàng đã tiến sát đến gần Cherlie và giơ tay ra để ôm. Cherlie phải cố gắng thoát khỏi người đàn ông này và chạy ra phía cửa, đồng thời kêu cứu.
Trên các phương tiện công cộng, tình hình không có vẻ gì là sáng sủa hơn. Siham, một người Marocco, đã phải trả giá cho sự dũng cảm của mình. Một ngày, Siham muốn khám phá thủ đô Cairo bằng metro. Cô đã bị sốc nặng khi chỉ có một mình trên một toa toàn đàn ông. Bất ngờ, một người không quen biết đã không ngần ngại lần mò dưới quần của cô.
Cũng theo nghiên cứu trên, 66% người được hỏi nói rằng có cái nhìn không thiện cảm đối với Ai Cập vì tệ nạn quấy rối tình dục. 17% đã quyết định rời Ai Cập và không quay trở lại nơi đây nữa. Những người được hỏi nói rằng họ sẽ khuyên bạn của họ không nên đi du lịch Ai Cập.
Đây thực sự là nguy cơ ảnh hưởng đến ngành du lịch nước này, vì du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn thu chính cho Ai Cập với thu nhập hàng năm lên tới hơn chục tỷ USD.
Mới đây, Bộ Du lịch Ai Cập này đã đưa ra một chiến dịch nhằm tuyên truyền cho tất cả những ai có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với du khách, với khẩu hiệu: "Du lịch đem lại sự thịnh vượng cho tất cả chúng ta" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này và nâng cao ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, rất nhiều người dân Ai Cập cũng đưa ra những chiến dịch trên Facebook nhằm đe dọa những kẻ quấy rối tình dục. "Hãy tôn trọng bạn," đó là thông điệp của chiến dịch do tạp chí Kelmetra đưa ra, hoặc "Hãy bảo vệ bạn" là tên của một chiến dịch do một phụ nữ Ai Cập đưa ra trên Facebook.
Cảnh sát cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Bà Nihad Aboul Qomsane, Giám đốc Trung tâm quyền phụ nữ Ai Cập cho biết, cảnh sát đã có ý thức hơn về vấn đề này và sẵn sàng hành động khi cần thiết.
Ngoài ra, trung tâm này cũng đã phát hành những cuốn cẩm nang giúp phụ nữ có những kiến thức cần thiết để bảo vệ mình tránh bị quấy rối tình dục. Những cách thức chi tiết sẽ giúp họ khi đi bộ trên đường phố hoặc đi lại bằng taxi..../.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)