Sáng 25/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp; dự án Luật phòng, chống mua bán người và dự án Luật khiếu nại.
Nội dung cơ bản trong quan điểm chỉ đạo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là tập trung sửa đổi, bổ sung một số vấn đề thật sự cấp bách nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sắp tới khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một ngày và trong điều kiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại một số địa phương .
Đáng chú ý, Dự thảo Luật sửa đổi quy định về Hội đồng bầu cử ở Trung ương theo hướng bên cạnh một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng đối với bầu cử đại biểu Quốc hội thì Hội đồng bầu cử ở Trung ương còn có các nhiệm vụ, quyền hạn chung đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, dự thảo luật còn sửa đổi về một số nội dung như số lượng cử tri tại mỗi khu vực bỏ phiếu và quy định khu vực bỏ phiếu; số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội; mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu…
Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn của hộ nông dân, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn.
Theo dự thảo, đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là xã viên Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán ổn định của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp... Chính phủ đề nghị thực hiện miễn, giảm thuế trong 10 năm từ năm thuế 2011 đến hết năm thuế 2020.
Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, có hiệu lực pháp lý cao, trong đó quy định một cách tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng, chống mua bán người có ý nghĩa chính trị lớn cả về đối nội cũng như đối ngoại, thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tội phạm mua bán người.
Đồng thời, đây cũng là một bước chuẩn bị quan trọng cho việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC) và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Dự thảo Luật xác định các nguyên tắc phòng, chống mua bán người, trong đó nguyên tắc đầu tiên được khẳng định là "Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, hành vi có liên quan đến mua bán người và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, lấy phòng ngừa là chính."
Trên cơ sở nội dung của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, Chính phủ tổ chức xây dựng thành hai đạo luật gồm Luật khiếu nại và Luật tố cáo, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Dự án Luật Khiếu nại đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33, qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật.
Một số ý kiến khác đề nghị cần phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật. Theo đó, không chỉ giới hạn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cần điều chỉnh cả việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức (không phải là cơ quan hành chính nhà nước) thuộc mọi lĩnh vực (trừ lĩnh vực tố tụng).
Một số đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong Luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là một thực tế không thể né tránh, khi vụ việc xảy ra các cơ quan nhà nước vẫn phải có trách nhiệm giải quyết./.
Nội dung cơ bản trong quan điểm chỉ đạo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là tập trung sửa đổi, bổ sung một số vấn đề thật sự cấp bách nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sắp tới khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một ngày và trong điều kiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại một số địa phương .
Đáng chú ý, Dự thảo Luật sửa đổi quy định về Hội đồng bầu cử ở Trung ương theo hướng bên cạnh một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng đối với bầu cử đại biểu Quốc hội thì Hội đồng bầu cử ở Trung ương còn có các nhiệm vụ, quyền hạn chung đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, dự thảo luật còn sửa đổi về một số nội dung như số lượng cử tri tại mỗi khu vực bỏ phiếu và quy định khu vực bỏ phiếu; số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội; mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu…
Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn của hộ nông dân, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn.
Theo dự thảo, đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là xã viên Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán ổn định của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp... Chính phủ đề nghị thực hiện miễn, giảm thuế trong 10 năm từ năm thuế 2011 đến hết năm thuế 2020.
Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, có hiệu lực pháp lý cao, trong đó quy định một cách tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng, chống mua bán người có ý nghĩa chính trị lớn cả về đối nội cũng như đối ngoại, thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tội phạm mua bán người.
Đồng thời, đây cũng là một bước chuẩn bị quan trọng cho việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC) và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Dự thảo Luật xác định các nguyên tắc phòng, chống mua bán người, trong đó nguyên tắc đầu tiên được khẳng định là "Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, hành vi có liên quan đến mua bán người và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, lấy phòng ngừa là chính."
Trên cơ sở nội dung của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, Chính phủ tổ chức xây dựng thành hai đạo luật gồm Luật khiếu nại và Luật tố cáo, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Dự án Luật Khiếu nại đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33, qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật.
Một số ý kiến khác đề nghị cần phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật. Theo đó, không chỉ giới hạn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cần điều chỉnh cả việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức (không phải là cơ quan hành chính nhà nước) thuộc mọi lĩnh vực (trừ lĩnh vực tố tụng).
Một số đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong Luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là một thực tế không thể né tránh, khi vụ việc xảy ra các cơ quan nhà nước vẫn phải có trách nhiệm giải quyết./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)