Theo hãng tin Tân Hoa, đêm 24/2, Quốc hội Thái Lan đã bật đèn xanh cho ba dự thảo sửa đổi hiến pháp, mở đường cho việc viết lại bản hiến pháp gây tranh cãi được ban hành sau cuộc đảo chính quân sự ở xứ Chùa Vàng.
Trong phiên họp lưỡng viện, các nghị sỹ Hạ viện và Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua các dự thảo trên với lần lượt 399-199 phiếu thuận, trong khi đó có 14 phiếu trắng.
Sau cuộc bỏ phiếu nêu trên, một ủy ban quốc hội gồm 45 thành viên sẽ được chỉ định để chuẩn bị cho các phiên họp tiếp theo về các dự thảo luật trên. Ủy ban này gồm 10 thượng nghị sỹ và 35 hạ nghị sỹ, trong đó có 19 nghị sỹ là người của đảng Peau Thai, 11 nghị sỹ là người của đảng Dân chủ, lực lượng đối lập lớn nhất. Dự kiến cuộc họp đầu tiên của ủy ban nêu trên sẽ diễn ra vào ngày 29/2 tới.
Ba dự luật, do Nội các Thái Lan, đảng Peau Thai và liên minh đảng Chart Thai Pattana đề xuất, nhằm sửa đổi Mục 291 trong hiến pháp bằng việc thành lập một Hội đồng Soạn thảo Hiến pháp (CDA). Tuy nhiên, những đề xuất chi tiết về cơ cấu và thành viên của hội đồng này có sự khác nhau.
Được ban hành vào tháng 8/2007 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiến pháp hiện hành của Thái Lan có một số chương mục là mục tiêu chỉ trích của các chính khách và học giả thân ông Thaksin./.
Trong phiên họp lưỡng viện, các nghị sỹ Hạ viện và Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua các dự thảo trên với lần lượt 399-199 phiếu thuận, trong khi đó có 14 phiếu trắng.
Sau cuộc bỏ phiếu nêu trên, một ủy ban quốc hội gồm 45 thành viên sẽ được chỉ định để chuẩn bị cho các phiên họp tiếp theo về các dự thảo luật trên. Ủy ban này gồm 10 thượng nghị sỹ và 35 hạ nghị sỹ, trong đó có 19 nghị sỹ là người của đảng Peau Thai, 11 nghị sỹ là người của đảng Dân chủ, lực lượng đối lập lớn nhất. Dự kiến cuộc họp đầu tiên của ủy ban nêu trên sẽ diễn ra vào ngày 29/2 tới.
Ba dự luật, do Nội các Thái Lan, đảng Peau Thai và liên minh đảng Chart Thai Pattana đề xuất, nhằm sửa đổi Mục 291 trong hiến pháp bằng việc thành lập một Hội đồng Soạn thảo Hiến pháp (CDA). Tuy nhiên, những đề xuất chi tiết về cơ cấu và thành viên của hội đồng này có sự khác nhau.
Được ban hành vào tháng 8/2007 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiến pháp hiện hành của Thái Lan có một số chương mục là mục tiêu chỉ trích của các chính khách và học giả thân ông Thaksin./.
(TTXVN)