Sau trận sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, vùi lấp cả hai con đường cũ và mới trên tuyến Quốc lộ 12 nối liền hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, mặc dù đơn vị thi công đang làm hết khả năng của mình, song dự tính Quốc lộ 12 sẽ còn tê liệt trong vòng hai tuần nữa nếu thời tiết ủng hộ.
Như tin đã đưa, do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, vào hồi 7 giờ ngày 27/9 từ Km83+ 831 đến Km84+234 trên tuyến Quốc lộ 12 thuộc địa bàn xã Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng.
Hậu quả làm tuyến đường chính nối liền Lai Châu với tỉnh Điện Biên và Lai Châu đi huyện Mường Tè đã tê liệt hoàn toàn.
Đoạn đường xảy ra sự cố trên thuộc Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 12 thuộc đoạn tránh ngập thủy điện Sơn La do Ban quản lý dự án 1 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến thực hiện thi công gói thầu thầu số 5 này.
Đây là con đường xây dựng mới phía trên, thay thế cho đường cũ sẽ chìm dưới lòng hồ Thủy điện Sơn La khi dâng nước.
Khối lượng sạt lở ước tính lên tới 200.000 m3, tràn qua vùi lấp hai con đường cũ và mới (chạy song song trên-dưới) xuống đến giữa lòng sông Nậm Na. Hai máy phát điện 3 pha, 1 trạm nghiền đá, 1 máy ủi và 1 lán trại công nhân của đơn vị thi công đã bị vùi lấp mất.
Tuy chưa thống kê hết mức độ thiệt hại về tài sản, song đến thời điểm này, đại diện nhà thầu cho biết thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ông Phạm Quang Chính, Đội trưởng thi công gói thầu số 5 cho biết, ngoài thiệt hại về máy móc, mặt đường, kè bê tông... thì những thiệt hại về nhân lực và thời gian để khắc phục sự cố là rất lớn.
Đoạn đường trên nếu đúng tiến độ sẽ bàn giao vào cuối tháng 10 này. Tuy nhiên tính đến thời điểm này, tức là sau 5 ngày khẩn trương huy động máy móc, nhân lực, song khối lượng đất đá được san ủi để giải phóng mặt đường chưa đáng kể.
Đơn vị thi công đã phải huy 9 máy xúc, 4 máy ủi cùng hàng chục xe vận tải và một lực lượng lớn công nhân làm việc liên tục. Phương án khắc phục theo 3 mũi từ 2 đầu đường sạt lở và ở giữa tiến ra. Tuy nhiên chỉ có mũi thi công thứ nhất theo hướng Lai Châu-Điện Biên là đã mở được đường và tiếp cận với điểm cao nhất của khu vực sạt lở. Thế nhưng tại điểm này cũng đang có một vết nứt khá rộng, kéo dài trên 100m đang có nguy cơ sạt lở tiếp rất nguy hiểm.
Không có đường cho máy móc tiến vào san gạt, tiến độ thực hiện rất chậm nên cho đến nay, đơn vị thi công mới đưa được khoảng 7.000m3 trong tổng số 200.000m3 đất đá cần chuyển đi. Hiện tại đất đá được gạt xuống sông để cứu số máy móc bị vùi lấp, sau khi mở được đường cho xe vào, lượng đất đá này sẽ chuyển đi nơi khác để tránh làm lòng sông bị vùi lấp.
Theo dự đoán của nhà thầu, với tiến độ hiện nay thì sớm nhất cũng phải một tuần nữa mới có thể thông đường cho người đi bộ, 2 tuần nữa mới thông xe cho các loại phương tiện. Còn để khắc phục triệt để, thời gian có thể mất khoảng 2 tháng nữa./.
Như tin đã đưa, do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, vào hồi 7 giờ ngày 27/9 từ Km83+ 831 đến Km84+234 trên tuyến Quốc lộ 12 thuộc địa bàn xã Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng.
Hậu quả làm tuyến đường chính nối liền Lai Châu với tỉnh Điện Biên và Lai Châu đi huyện Mường Tè đã tê liệt hoàn toàn.
Đoạn đường xảy ra sự cố trên thuộc Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 12 thuộc đoạn tránh ngập thủy điện Sơn La do Ban quản lý dự án 1 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến thực hiện thi công gói thầu thầu số 5 này.
Đây là con đường xây dựng mới phía trên, thay thế cho đường cũ sẽ chìm dưới lòng hồ Thủy điện Sơn La khi dâng nước.
Khối lượng sạt lở ước tính lên tới 200.000 m3, tràn qua vùi lấp hai con đường cũ và mới (chạy song song trên-dưới) xuống đến giữa lòng sông Nậm Na. Hai máy phát điện 3 pha, 1 trạm nghiền đá, 1 máy ủi và 1 lán trại công nhân của đơn vị thi công đã bị vùi lấp mất.
Tuy chưa thống kê hết mức độ thiệt hại về tài sản, song đến thời điểm này, đại diện nhà thầu cho biết thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ông Phạm Quang Chính, Đội trưởng thi công gói thầu số 5 cho biết, ngoài thiệt hại về máy móc, mặt đường, kè bê tông... thì những thiệt hại về nhân lực và thời gian để khắc phục sự cố là rất lớn.
Đoạn đường trên nếu đúng tiến độ sẽ bàn giao vào cuối tháng 10 này. Tuy nhiên tính đến thời điểm này, tức là sau 5 ngày khẩn trương huy động máy móc, nhân lực, song khối lượng đất đá được san ủi để giải phóng mặt đường chưa đáng kể.
Đơn vị thi công đã phải huy 9 máy xúc, 4 máy ủi cùng hàng chục xe vận tải và một lực lượng lớn công nhân làm việc liên tục. Phương án khắc phục theo 3 mũi từ 2 đầu đường sạt lở và ở giữa tiến ra. Tuy nhiên chỉ có mũi thi công thứ nhất theo hướng Lai Châu-Điện Biên là đã mở được đường và tiếp cận với điểm cao nhất của khu vực sạt lở. Thế nhưng tại điểm này cũng đang có một vết nứt khá rộng, kéo dài trên 100m đang có nguy cơ sạt lở tiếp rất nguy hiểm.
Không có đường cho máy móc tiến vào san gạt, tiến độ thực hiện rất chậm nên cho đến nay, đơn vị thi công mới đưa được khoảng 7.000m3 trong tổng số 200.000m3 đất đá cần chuyển đi. Hiện tại đất đá được gạt xuống sông để cứu số máy móc bị vùi lấp, sau khi mở được đường cho xe vào, lượng đất đá này sẽ chuyển đi nơi khác để tránh làm lòng sông bị vùi lấp.
Theo dự đoán của nhà thầu, với tiến độ hiện nay thì sớm nhất cũng phải một tuần nữa mới có thể thông đường cho người đi bộ, 2 tuần nữa mới thông xe cho các loại phương tiện. Còn để khắc phục triệt để, thời gian có thể mất khoảng 2 tháng nữa./.
Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+)