Mặc dù lên tiếng hoan nghênh, song các nước phương Tây vẫn tỏ ra thận trọng trước việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad chấp thuận đề xuất của đặc phái viên Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một năm qua tại Syria.
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, hiện đang thăm Bắc Kinh, đánh giá: "Đây là một bước quan trọng ban đầu, có thể giúp chấm dứt bạo lực và đổ máu, cung cấp viện trợ cho các nạn nhân và tạo một môi trường thuận lợi cho đối thoại chính trị đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Syria."
Tuy nhiên, ông khẳng định việc thực thi kế hoạch sáu điểm "là chìa khóa dẫn tới hòa bình," không chỉ đối với nhân dân Syria mà đối với toàn khu vực và cộng đồng quốc tế.
Ông Annan đã gửi thư cho Tổng thống Assad, đề nghị Damascus "sớm biến kế hoạch hòa bình này thành hiện thực." Theo kế hoạch, ông Annan sẽ tham gia các cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 2/4 tới, qua cầu truyền hình.
Kế hoạch của ông Annan bao gồm kêu gọi đình chiến do Liên hợp quốc giám sát, các lực lượng Chính phủ Syria rút quân và vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố diễn ra biểu tình, ngừng giao tranh ít nhất hai giờ mỗi ngày để viện trợ nhân đạo và tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng, trả tự do cho những người bị bắt giữ trong cuộc xung đột một năm qua, đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập.
Trong phản ứng của mình, Mỹ cũng kêu gọi Syria "sớm biến lời nói thành hành động" như ngừng các cuộc giao tranh.
Người phát ngôn Nhà Trắng Victoria Nuland đánh giá quyết định của chính quyền Syria là "một bước tiến quan trọng," song phải được chứng minh bằng hành động. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định: "Chúng tôi sẽ đánh giá mức độ chân thành và nghiêm túc của ông al-Assad dựa trên những gì ông làm, không phải những gì ông nói."
Các nước phương Tây khác cũng thể hiện thái độ thận trọng trước thông tin trên, cho rằng hành động của Syria sẽ là phép thử của nước này đối với những lời kêu gọi của quốc tế chấm dứt bạo lực. Tại London, Ngoại trưởng Anh William Hague đánh giá việc ông al-Assad chấp nhận kế hoạch hòa bình là "một bước quan trọng đầu tiên" hướng tới việc chấm dứt bạo lực, song cho rằng việc này phải được thực hiện "một cách chân thành và nghiêm túc."
Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Peter Wittig cũng thận trọng khi nhấn mạnh hành động cụ thể của Syria sẽ chứng minh cho thiện chí của họ.
Đại sứ Morocco tại Liên hợp quốc Mohammed Loulichki, đại diện của AL tại Liên hợp quốc, bày tỏ hy vọng "đây sẽ là sự khởi đầu của một động lực đem lại tin tốt lành cho Hội đồng bảo An."
Trong khi đó, đặc phái viên hòa bình Trung Đông của Liên hợp quốc Robert Serry cho biết bạo lực tại Syria vẫn không hề giảm bớt. Theo ông, tính đến thời điểm này, hơn 9.000 người đã thiệt mạng vì bạo lực, và việc khẩn cấp hiện nay là ngừng các cuộc giao tranh./.
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, hiện đang thăm Bắc Kinh, đánh giá: "Đây là một bước quan trọng ban đầu, có thể giúp chấm dứt bạo lực và đổ máu, cung cấp viện trợ cho các nạn nhân và tạo một môi trường thuận lợi cho đối thoại chính trị đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Syria."
Tuy nhiên, ông khẳng định việc thực thi kế hoạch sáu điểm "là chìa khóa dẫn tới hòa bình," không chỉ đối với nhân dân Syria mà đối với toàn khu vực và cộng đồng quốc tế.
Ông Annan đã gửi thư cho Tổng thống Assad, đề nghị Damascus "sớm biến kế hoạch hòa bình này thành hiện thực." Theo kế hoạch, ông Annan sẽ tham gia các cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 2/4 tới, qua cầu truyền hình.
Kế hoạch của ông Annan bao gồm kêu gọi đình chiến do Liên hợp quốc giám sát, các lực lượng Chính phủ Syria rút quân và vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố diễn ra biểu tình, ngừng giao tranh ít nhất hai giờ mỗi ngày để viện trợ nhân đạo và tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng, trả tự do cho những người bị bắt giữ trong cuộc xung đột một năm qua, đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập.
Trong phản ứng của mình, Mỹ cũng kêu gọi Syria "sớm biến lời nói thành hành động" như ngừng các cuộc giao tranh.
Người phát ngôn Nhà Trắng Victoria Nuland đánh giá quyết định của chính quyền Syria là "một bước tiến quan trọng," song phải được chứng minh bằng hành động. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định: "Chúng tôi sẽ đánh giá mức độ chân thành và nghiêm túc của ông al-Assad dựa trên những gì ông làm, không phải những gì ông nói."
Các nước phương Tây khác cũng thể hiện thái độ thận trọng trước thông tin trên, cho rằng hành động của Syria sẽ là phép thử của nước này đối với những lời kêu gọi của quốc tế chấm dứt bạo lực. Tại London, Ngoại trưởng Anh William Hague đánh giá việc ông al-Assad chấp nhận kế hoạch hòa bình là "một bước quan trọng đầu tiên" hướng tới việc chấm dứt bạo lực, song cho rằng việc này phải được thực hiện "một cách chân thành và nghiêm túc."
Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Peter Wittig cũng thận trọng khi nhấn mạnh hành động cụ thể của Syria sẽ chứng minh cho thiện chí của họ.
Đại sứ Morocco tại Liên hợp quốc Mohammed Loulichki, đại diện của AL tại Liên hợp quốc, bày tỏ hy vọng "đây sẽ là sự khởi đầu của một động lực đem lại tin tốt lành cho Hội đồng bảo An."
Trong khi đó, đặc phái viên hòa bình Trung Đông của Liên hợp quốc Robert Serry cho biết bạo lực tại Syria vẫn không hề giảm bớt. Theo ông, tính đến thời điểm này, hơn 9.000 người đã thiệt mạng vì bạo lực, và việc khẩn cấp hiện nay là ngừng các cuộc giao tranh./.
(TTXVN)