Ông Nguyễn Thế Phiệt, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, các tổ chức quốc tế cả đa phương, song phương, các tổ chức phi chính phủ đã và đang nỗ lực hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nông sản, nâng giá trị gia tăng sản phẩm thông qua việc tài trợ nhiều chương trình và dự án trong lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Thế Phiệt đã cho biết như vậy tại Diễn đàn điều phối các dự án về chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm ở Việt Nam, diễn ra ngày 23/8, tại Hà Nội.
Diễn đàn lần này có ý nghĩa rất quan trọng vì diễn ra vào thời điểm Luật an toàn thực phẩm bắt đầu thực thi và vì thế cần hiểu rõ những chủ trương, chính sách mới, chia sẻ thông tin, chia sẻ những kết quả mới của các dự án phấn đấu đạt mục tiêu của các bộ ngành đề ra, ông Phiệt nói.
Từ năm 2009, hàng năm Diễn đàn điều phối các dự án an toàn thực phẩm Việt Nam được tổ chức nhằm cập nhật những thông tin về cộng đồng các nhà tài trợ, các dự án và những văn bản pháp quy/chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, quy phạm mới trong lĩnh vực nông sản và an toàn thực phẩm. Diễn đàn đã kết nối các dự án về lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm, chia sẻ và phối hợp hoạt động, tránh được trùng lắp và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Theo ông Nguyễn Thế Phiệt, nông nghiệp Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giữ vững an ninh lương thực quốc gia và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Hiện tại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang phấn đấu nâng cao giá trị gia tăng các ngành hàng nông sản chủ lực với mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng của mỗi ngành hàng trong một thập kỷ. Và vấn đề cốt lõi của giá trị nông sản sẽ được gia tăng nếu giải quyết đúng về vấn đề an toàn thề sinh thực phẩm và chất lượng nông sản.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm được Chính phủ đặt thành vấn đề quan trọng hàng đầu với nỗ lực lớn nhất là đã ban hành Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.
Luật an toàn thực phẩm có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã có nhiều chính sách cũng như hoạt động để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm như Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015.
Cũng tại diễn đàn, một số dự án đã được triển khai nhằm nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản ở Việt Nam cũng đã chỉ ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện áp dụng hệ thống Thựuc hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HCCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nguyên nhân tập chung chủ yếu là nông nghiệp Việt Nam sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; chưa hình thành liên kết chuỗi cung ứng; chưa có thị trường cho sản phẩm có nguồn gốc và chi phí để được nhận các chứng nhận trên cao trong khi lợi ích kinh tế của các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chưa rõ ràng.../.
Ông Nguyễn Thế Phiệt đã cho biết như vậy tại Diễn đàn điều phối các dự án về chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm ở Việt Nam, diễn ra ngày 23/8, tại Hà Nội.
Diễn đàn lần này có ý nghĩa rất quan trọng vì diễn ra vào thời điểm Luật an toàn thực phẩm bắt đầu thực thi và vì thế cần hiểu rõ những chủ trương, chính sách mới, chia sẻ thông tin, chia sẻ những kết quả mới của các dự án phấn đấu đạt mục tiêu của các bộ ngành đề ra, ông Phiệt nói.
Từ năm 2009, hàng năm Diễn đàn điều phối các dự án an toàn thực phẩm Việt Nam được tổ chức nhằm cập nhật những thông tin về cộng đồng các nhà tài trợ, các dự án và những văn bản pháp quy/chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, quy phạm mới trong lĩnh vực nông sản và an toàn thực phẩm. Diễn đàn đã kết nối các dự án về lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm, chia sẻ và phối hợp hoạt động, tránh được trùng lắp và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Theo ông Nguyễn Thế Phiệt, nông nghiệp Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giữ vững an ninh lương thực quốc gia và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Hiện tại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang phấn đấu nâng cao giá trị gia tăng các ngành hàng nông sản chủ lực với mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng của mỗi ngành hàng trong một thập kỷ. Và vấn đề cốt lõi của giá trị nông sản sẽ được gia tăng nếu giải quyết đúng về vấn đề an toàn thề sinh thực phẩm và chất lượng nông sản.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm được Chính phủ đặt thành vấn đề quan trọng hàng đầu với nỗ lực lớn nhất là đã ban hành Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.
Luật an toàn thực phẩm có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã có nhiều chính sách cũng như hoạt động để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm như Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015.
Cũng tại diễn đàn, một số dự án đã được triển khai nhằm nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản ở Việt Nam cũng đã chỉ ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện áp dụng hệ thống Thựuc hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HCCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nguyên nhân tập chung chủ yếu là nông nghiệp Việt Nam sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; chưa hình thành liên kết chuỗi cung ứng; chưa có thị trường cho sản phẩm có nguồn gốc và chi phí để được nhận các chứng nhận trên cao trong khi lợi ích kinh tế của các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chưa rõ ràng.../.
Ngọc Dung (Vietnam+)