Theo thông báo của Hoàng gia Bỉ, Quốc vương nước này Albert II ngày 26/4 đã chấp thuận đơn từ chức của Chính phủ do Thủ tướng Yves Leterme đứng đầu, nhưng trao nhiệm vụ cho ông Leterme lãnh đạo chính phủ lâm thời.
Vua Albert II đưa ra quyết định trên sau khi các cuộc đàm phán giữa các đại diện của hai cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan và cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp trong chính phủ liên hiệp đến phút chót vẫn không giải quyết được bất đồng liên quan đến vấn đề bầu cử ở khu vực dùng cả hai thứ tiếng ở trong và quanh thủ đô Brussels.
Đây cũng là lý do khiến đảng Open VLD chủ chốt nói tiếng Hà Lan rút khỏi chính phủ liên hiệp, buộc ông Leterme ngày 22/4 phải đệ đơn từ chức lên nhà vua.
Việc chính phủ bị giải tán đã đẩy Bỉ vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới giữa lúc nước này chuẩn bị tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ Tây Ban Nha, vào ngày 1/7 tới.
Theo các nhà quan sát, nếu Vua Albert II không có quyết định đặc biệt nào thì Bỉ sẽ phải tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn dự kiến vào đầu tháng Sáu tới.
Ông Leterme, 50 tuổi, là thành viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Ông mới được Nhà vua Bỉ Albert II chỉ định làm thủ tướng mới của nước này vào tháng 11/2009, thay cho ông Herman Van Rompuy, người hiện giữ chức Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng EU.
Đây là lần thứ hai ông Leterme từ chức người đứng đầu Chính phủ Bỉ. Trước đó, tháng 12/2008, Thủ tướng Leterme đã phải từ chức sau chín tháng giữ cương vị này khi nội các của ông bị cáo buộc can thiệp vào một vụ kiện liên quan tới việc bán ngân hàng Fortis, một trong những ngân hàng lớn nhất nước Bỉ.
Nước Bỉ bị chia cắt thành vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, gồm thủ đô Brussels và hơn 20 thành phố xung quanh.
Những tranh cãi về ngôn ngữ và sự chênh lệch về mức sống giữa miền Bắc và miền Nam từ nửa thế kỷ nay vẫn thường xuyên chi phối đời sống chính trị ở Bỉ. Tình hình càng trở nên phức tạp sau khi Tòa án Hiến pháp Bỉ năm 2003 coi việc duy trì hai ngôn ngữ chính thức ở vùng Brussels-Halle-Vinvoorde là vi phạm qui định về phân chia các khu vực nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan./.
Vua Albert II đưa ra quyết định trên sau khi các cuộc đàm phán giữa các đại diện của hai cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan và cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp trong chính phủ liên hiệp đến phút chót vẫn không giải quyết được bất đồng liên quan đến vấn đề bầu cử ở khu vực dùng cả hai thứ tiếng ở trong và quanh thủ đô Brussels.
Đây cũng là lý do khiến đảng Open VLD chủ chốt nói tiếng Hà Lan rút khỏi chính phủ liên hiệp, buộc ông Leterme ngày 22/4 phải đệ đơn từ chức lên nhà vua.
Việc chính phủ bị giải tán đã đẩy Bỉ vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới giữa lúc nước này chuẩn bị tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ Tây Ban Nha, vào ngày 1/7 tới.
Theo các nhà quan sát, nếu Vua Albert II không có quyết định đặc biệt nào thì Bỉ sẽ phải tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn dự kiến vào đầu tháng Sáu tới.
Ông Leterme, 50 tuổi, là thành viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Ông mới được Nhà vua Bỉ Albert II chỉ định làm thủ tướng mới của nước này vào tháng 11/2009, thay cho ông Herman Van Rompuy, người hiện giữ chức Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng EU.
Đây là lần thứ hai ông Leterme từ chức người đứng đầu Chính phủ Bỉ. Trước đó, tháng 12/2008, Thủ tướng Leterme đã phải từ chức sau chín tháng giữ cương vị này khi nội các của ông bị cáo buộc can thiệp vào một vụ kiện liên quan tới việc bán ngân hàng Fortis, một trong những ngân hàng lớn nhất nước Bỉ.
Nước Bỉ bị chia cắt thành vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, gồm thủ đô Brussels và hơn 20 thành phố xung quanh.
Những tranh cãi về ngôn ngữ và sự chênh lệch về mức sống giữa miền Bắc và miền Nam từ nửa thế kỷ nay vẫn thường xuyên chi phối đời sống chính trị ở Bỉ. Tình hình càng trở nên phức tạp sau khi Tòa án Hiến pháp Bỉ năm 2003 coi việc duy trì hai ngôn ngữ chính thức ở vùng Brussels-Halle-Vinvoorde là vi phạm qui định về phân chia các khu vực nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan./.
(TTXVN/Vietnam+)