Điểm đỗ thiếu, nhưng nhu cầu của người dân lại ngày một tăng, hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên, thu phí “cắt cổ”. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội, rất hiếm nơi nào khách được gửi xe với giá đúng theo quy định. Đặc biệt tại nhiều khu chung cư, chi phí hàng tháng cho dịch vụ trông giữ xe rất khá cao.
Thậm chí, các điểm trông giữ ôtô còn được tận dụng từng mét đất ngay cả ở các công viên, trường học, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan hành chính... đã bộc lộ điểm yếu trong tổ chức, quản lý, quy hoạch các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn Thủ đô.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
- Ông có thể đánh giá như thế nào về thực trạng các điểm đỗ xe ở Hà Nội?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Hiện, hệ thống bãi đỗ xe công cộng của thành phố chúng ta mới chỉ đáp ứng được 8 đến 10% nhu cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện cá nhân hiện có. Trong khi đó dân số Hà Nội đang ngày một tăng lên. Các công sở, cơ quan không chịu "lùi" ra ngoại vi thành phố mà cứ bám trụ trong nội đô, trong khi lượng phương tiện cá nhân tăng cấp số nhân khiến bài toán giao thông tĩnh ngày càng khó giải.
Một tháng Hà Nội có khoảng 4.000 xe ô tô đăng ký mới, và việc gia tăng dân cư nội đô, trong khi hệ thống giao thông chưa được cải thiện và đồng bộ, thì việc giao thông tĩnh thiếu là điều dễ hiểu.
- Phải chăng các điểm đỗ xe vừa thiếu, vừa yếu là do trong công tác quy hoạch giao thông xây dựng chúng ta chưa tính đến?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Chưa có đô thị nào trên thế giới có nhiều quy hoạch và tổ chức giao thông như Hà Nội (có tới 7 lần quy hoạch). Tuy nhiên, quy hoạch đô thị bao gồm: Quy hoạch giao thông, phương tiện giao thông, quản lý, tổ chức giao thông. Cả ba phải đồng bộ với các yếu tố và gắn với từng giai đoạn phát triển.
Thành phố cũng đã có nhiều hướng giải quyết tổ chức các điểm đỗ xe trong nội đô như bãi đỗ xe ngầm ở Vườn hoa Hàng Đậu, Tông Đản, Quảng trường Ngân hàng, Vườn hoa Lý Thái Tổ, hay nhà để xe cao tầng ở khu vực Vincom… do chưa có cơ chế, chính sách thích hợp nên đến nay những điểm đỗ xe này vẫn chỉ là nằm trên dự án.
Chúng ta còn lúng túng trong quản lý giao thông đặc thù nên khi xây dựng một số công trình, tổ hợp công trình và một số khách sạn lớn trong nội đô, chúng ta cũng đã chú trọng khai thác tầng hầm làm bãi đỗ xe nhưng khai thác, quản lý sử dụng chưa hợp lý cho nên nhiều bãi đỗ xe của những nơi này lại được khai thác vì mục đích kinh doanh, chứ không phải để đỗ xe.
Thực trạng giao thông hiện nay là hệ quả của sự quản lý giao thông không đồng bộ chứ không phải là do từ quy hoạch.
- Tình trạng phân cấp điểm đỗ xe đã dẫn đến việc nhiều bãi gửi xe vi phạm về giá vé, lấn chiềm lòng lề đường… Vậy, theo ông có nên để tồn tại vấn đề này?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Phân cấp chính quyền, cơ quan quản lý là đúng nhưng trách nhiệm lại không rõ ràng.
Chúng ta ồ ạt mở tuyến phố nhà hàng, phố bán hàng… để rồi không quản lý được các dịch vụ ăn theo, như việc trông xe chẳng hạn. Vì vậy, các điểm kinh doanh tận dụng vỉa hè làm điểm đỗ tràn lan dẫn đến vi phạm. Trách nhiệm thuộc các cơ quan chủ quản. Còn việc các điểm trông xe bùng phát là do nhu cầu. Nhưng điều đó là khó chấp nhận và phải có cơ chế quản lý. Vì nếu cho tồn tại, là tiếp tục khuyến khích các phương tiện giao thông "lao" vào nội đô.
- Sở Giao thông Vận tải vừa trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về đề án “Thí điểm tuyến phố đi bộ” và đã bố trí 14 điểm đỗ xe cho người dân và khách du lịch. Theo ông, số lượng đó đã đáp ứng đủ nhu cầu?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Hà Nội đã có một số tuyến phố đi bộ vào cuối tuần như Hàng Ngang, Hàng Đào, nhưng quản lý chưa tốt, chỗ đỗ xe cũng không có mà chỉ tận dụng vỉa hè lòng đường và các hộ dân cư tự ý trông giữ với giá cao.
Để triển khai, phải xác định lộ trình của tuyến đi bộ, trong đó bố trí điểm đỗ xe hợp lý. Có nhiều dự án bãi đỗ xe quanh khu vực này nhưng thiếu cơ chế nên doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
Quan trọng nhất hiện nay là xây dựng các bãi đỗ xe ngầm xung quanh khu vực đi bộ. Chưa có đủ chỗ đỗ xe thì không thể triển khai bởi sẽ tạo ra vấn nạn trông giữ xe quá giá.
- Để có thể giải quyết nhu cầu thiếu điểm đỗ, Hà Nội cần làm gì thưa ông?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Thủ đô cần gia tăng diện tích dành cho giao thông, trong đó có giao thông tĩnh. Cần gia tăng các điểm đỗ xe, nhưng quan trọng là tăng cường các loại xe công cộng, hạn chế giao thông nội thành.
Thứ hai, tổ chức phân luồng cần hợp lý hơn, như việc bịt ngã ba, ngã tư, xây cầu cạn, hầm ngầm... Như việc chúng ta tổ chức đỗ xe tại ven sông kim ngưu hay khu vực Đền Lừ… do không bài bản và hợp lý nên khiến tình trạng giao thông càng thêm rối ren.
Nếu những vấn đề này chưa được giải quyết đồng bộ, sẽ rất khó giải quyết được các vấn đề về giao thông, trong đó có việc bố trí hợp lý các điểm giao thông tĩnh. Đề làm được việc này, Hà Nội cần xây dựng bức trang toàn cảnh giao thông và xác định lộ trình từng bước, đừng vì quyền lợi ngành mà phải phục vụ lợi ích của số đông.
- Xin cảm ơn ông./.
Thậm chí, các điểm trông giữ ôtô còn được tận dụng từng mét đất ngay cả ở các công viên, trường học, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan hành chính... đã bộc lộ điểm yếu trong tổ chức, quản lý, quy hoạch các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn Thủ đô.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
- Ông có thể đánh giá như thế nào về thực trạng các điểm đỗ xe ở Hà Nội?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Hiện, hệ thống bãi đỗ xe công cộng của thành phố chúng ta mới chỉ đáp ứng được 8 đến 10% nhu cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện cá nhân hiện có. Trong khi đó dân số Hà Nội đang ngày một tăng lên. Các công sở, cơ quan không chịu "lùi" ra ngoại vi thành phố mà cứ bám trụ trong nội đô, trong khi lượng phương tiện cá nhân tăng cấp số nhân khiến bài toán giao thông tĩnh ngày càng khó giải.
Một tháng Hà Nội có khoảng 4.000 xe ô tô đăng ký mới, và việc gia tăng dân cư nội đô, trong khi hệ thống giao thông chưa được cải thiện và đồng bộ, thì việc giao thông tĩnh thiếu là điều dễ hiểu.
- Phải chăng các điểm đỗ xe vừa thiếu, vừa yếu là do trong công tác quy hoạch giao thông xây dựng chúng ta chưa tính đến?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Chưa có đô thị nào trên thế giới có nhiều quy hoạch và tổ chức giao thông như Hà Nội (có tới 7 lần quy hoạch). Tuy nhiên, quy hoạch đô thị bao gồm: Quy hoạch giao thông, phương tiện giao thông, quản lý, tổ chức giao thông. Cả ba phải đồng bộ với các yếu tố và gắn với từng giai đoạn phát triển.
Thành phố cũng đã có nhiều hướng giải quyết tổ chức các điểm đỗ xe trong nội đô như bãi đỗ xe ngầm ở Vườn hoa Hàng Đậu, Tông Đản, Quảng trường Ngân hàng, Vườn hoa Lý Thái Tổ, hay nhà để xe cao tầng ở khu vực Vincom… do chưa có cơ chế, chính sách thích hợp nên đến nay những điểm đỗ xe này vẫn chỉ là nằm trên dự án.
Chúng ta còn lúng túng trong quản lý giao thông đặc thù nên khi xây dựng một số công trình, tổ hợp công trình và một số khách sạn lớn trong nội đô, chúng ta cũng đã chú trọng khai thác tầng hầm làm bãi đỗ xe nhưng khai thác, quản lý sử dụng chưa hợp lý cho nên nhiều bãi đỗ xe của những nơi này lại được khai thác vì mục đích kinh doanh, chứ không phải để đỗ xe.
Thực trạng giao thông hiện nay là hệ quả của sự quản lý giao thông không đồng bộ chứ không phải là do từ quy hoạch.
- Tình trạng phân cấp điểm đỗ xe đã dẫn đến việc nhiều bãi gửi xe vi phạm về giá vé, lấn chiềm lòng lề đường… Vậy, theo ông có nên để tồn tại vấn đề này?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Phân cấp chính quyền, cơ quan quản lý là đúng nhưng trách nhiệm lại không rõ ràng.
Chúng ta ồ ạt mở tuyến phố nhà hàng, phố bán hàng… để rồi không quản lý được các dịch vụ ăn theo, như việc trông xe chẳng hạn. Vì vậy, các điểm kinh doanh tận dụng vỉa hè làm điểm đỗ tràn lan dẫn đến vi phạm. Trách nhiệm thuộc các cơ quan chủ quản. Còn việc các điểm trông xe bùng phát là do nhu cầu. Nhưng điều đó là khó chấp nhận và phải có cơ chế quản lý. Vì nếu cho tồn tại, là tiếp tục khuyến khích các phương tiện giao thông "lao" vào nội đô.
- Sở Giao thông Vận tải vừa trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về đề án “Thí điểm tuyến phố đi bộ” và đã bố trí 14 điểm đỗ xe cho người dân và khách du lịch. Theo ông, số lượng đó đã đáp ứng đủ nhu cầu?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Hà Nội đã có một số tuyến phố đi bộ vào cuối tuần như Hàng Ngang, Hàng Đào, nhưng quản lý chưa tốt, chỗ đỗ xe cũng không có mà chỉ tận dụng vỉa hè lòng đường và các hộ dân cư tự ý trông giữ với giá cao.
Để triển khai, phải xác định lộ trình của tuyến đi bộ, trong đó bố trí điểm đỗ xe hợp lý. Có nhiều dự án bãi đỗ xe quanh khu vực này nhưng thiếu cơ chế nên doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
Quan trọng nhất hiện nay là xây dựng các bãi đỗ xe ngầm xung quanh khu vực đi bộ. Chưa có đủ chỗ đỗ xe thì không thể triển khai bởi sẽ tạo ra vấn nạn trông giữ xe quá giá.
- Để có thể giải quyết nhu cầu thiếu điểm đỗ, Hà Nội cần làm gì thưa ông?
Ông Đào Ngọc Nghiêm: Thủ đô cần gia tăng diện tích dành cho giao thông, trong đó có giao thông tĩnh. Cần gia tăng các điểm đỗ xe, nhưng quan trọng là tăng cường các loại xe công cộng, hạn chế giao thông nội thành.
Thứ hai, tổ chức phân luồng cần hợp lý hơn, như việc bịt ngã ba, ngã tư, xây cầu cạn, hầm ngầm... Như việc chúng ta tổ chức đỗ xe tại ven sông kim ngưu hay khu vực Đền Lừ… do không bài bản và hợp lý nên khiến tình trạng giao thông càng thêm rối ren.
Nếu những vấn đề này chưa được giải quyết đồng bộ, sẽ rất khó giải quyết được các vấn đề về giao thông, trong đó có việc bố trí hợp lý các điểm giao thông tĩnh. Đề làm được việc này, Hà Nội cần xây dựng bức trang toàn cảnh giao thông và xác định lộ trình từng bước, đừng vì quyền lợi ngành mà phải phục vụ lợi ích của số đông.
- Xin cảm ơn ông./.
Việt Hùng (Vietnam+)