Sáng 31/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sắn nguyên liệu bền vững cho nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-ethanol Dung Quất giai đoạn 2011-2020 tại 11 huyện trong tỉnh với diện tích gần 14.200ha, theo thỏa thuận giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tại hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh và lãnh đạo 11 huyện trong vùng quy hoạch, cho rằng việc chuyển diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng sắn là cần thiết, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.
[Bảo dưỡng nhà máy nhiên liệu bio-ethanol Dung Quất]
Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung - đơn vị xây dựng nhà máy sản xuất Bio-ethanol Dung Quất, đã lập và phê duyệt quy hoạch rất cụ thể, với thời gian triển khai thực hiện trong 10 năm, hình thành vùng sắn nguyên liệu tập trung chuyên canh ổn định, bền vững lâu dài; tổ chức trồng sắn xen canh, thâm canh, luân canh với các cây trồng khác nhằm tăng thêm hiệu quả sử dụng đất, cải tạo đất, chống xói mòn đất.
Từ năm nay, Công ty đã phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện tổ công tác tuyên truyền đến người dân hiểu về dự án quy hoạch vùng nguyên liệu; triển khai thí điểm tại huyện Bình Sơn sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh từ năm 2012.
Theo quy hoạch, diện tích trồng sắn đến năm 2020 để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-ethanol Dung Quất có tổng diện tích 14.193ha, được triển khai thực hiện tại 88 xã, thị trấn của 11 huyện (trừ các xã đã quy hoạch cho 2 nhà máy chế biến sắn Sơn Hải và Tịnh Phong).
Trong số diện tích đó có hơn 3.400ha đất trồng sắn thuần hiện có và gần 10.800ha diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, các huyện miền núi như Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ có diện tích quy hoạch trồng sắn từ gần 2.000ha đến gần 3.000ha; các huyện đồng bằng như Bình Sơn có diện tích 2.200ha, Nghĩa Hành, Mộ Đức trên 1.000ha.
Trong thời gian tới, Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung sẽ xây dựng 11 trạm thu mua, sơ chế tại 5 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi./.
Tại hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh và lãnh đạo 11 huyện trong vùng quy hoạch, cho rằng việc chuyển diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng sắn là cần thiết, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.
[Bảo dưỡng nhà máy nhiên liệu bio-ethanol Dung Quất]
Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung - đơn vị xây dựng nhà máy sản xuất Bio-ethanol Dung Quất, đã lập và phê duyệt quy hoạch rất cụ thể, với thời gian triển khai thực hiện trong 10 năm, hình thành vùng sắn nguyên liệu tập trung chuyên canh ổn định, bền vững lâu dài; tổ chức trồng sắn xen canh, thâm canh, luân canh với các cây trồng khác nhằm tăng thêm hiệu quả sử dụng đất, cải tạo đất, chống xói mòn đất.
Từ năm nay, Công ty đã phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện tổ công tác tuyên truyền đến người dân hiểu về dự án quy hoạch vùng nguyên liệu; triển khai thí điểm tại huyện Bình Sơn sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh từ năm 2012.
Theo quy hoạch, diện tích trồng sắn đến năm 2020 để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-ethanol Dung Quất có tổng diện tích 14.193ha, được triển khai thực hiện tại 88 xã, thị trấn của 11 huyện (trừ các xã đã quy hoạch cho 2 nhà máy chế biến sắn Sơn Hải và Tịnh Phong).
Trong số diện tích đó có hơn 3.400ha đất trồng sắn thuần hiện có và gần 10.800ha diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, các huyện miền núi như Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ có diện tích quy hoạch trồng sắn từ gần 2.000ha đến gần 3.000ha; các huyện đồng bằng như Bình Sơn có diện tích 2.200ha, Nghĩa Hành, Mộ Đức trên 1.000ha.
Trong thời gian tới, Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung sẽ xây dựng 11 trạm thu mua, sơ chế tại 5 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)