Hội được giao thành lập được 15 trung tâm hỡ trợ kết hôn và 3 trung tâm tư vấn pháp luật, có thực hiện thêm chức năng hỗ trợ kết hôn. Thời gian qua, hai trung tâm đã thực hiện thí điểm giới thiệu hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Từ quá trình thí điểm này, Hội đã đưa ra được một quy trình khá hợp lý, và hiệu quả có thể xem là một trong những giải pháp tháo gỡ cũng như cánh cứu thoát hiểm những bất cập, rủi ro mà cô dâu Việt khi lấy chồng ngoại quốc. Với những cô dâu Việt cương quyết lấy chồng ngoại quốc, Hội sẽ mở chiếndịch tuyên truyền, trang bị cho họ những kỹ năng cơ bản từ 4 không phảichuyển thành 5 biết. Ngoài kỹ năng ngôn ngữ, văn hóa, thông tin về chồngvà gia cảnh nhà chồng, các cô dâu Việt sẽ được tuyên truyền củ thể thêmvề những trường hợp hôn nhân ngoại quốc đã thành công và thất bại. Đólà trường học thực tế, để cô dâu Việt rút ra được bài học kinh nghiệm đểtự mình bảo vệ sức khỏe cũng như nắm bắt được hạnh phúc dù mong manhnơi xứ người. - Xin bà nói rõ về Quy trình hôn nhân cũng như hoạt động của những Trung tâm hỗ trợ hôn nhân này? Bà Nguyễn Thị Kim Thúy: Riêng trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu thành công hơn 200 cặp, trong đó chỉ có 3 cặp không thành công. Ở phía Bắc, Hội đang thí điểm mô hình giới thiệu và hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài từ tháng 10/2010, đến nay giới thiệu thành công được 4 cặp ở Hải Dương. Theo dự án này, quy trinh hôn nhân bắt đầu từ khâu đưa việc thu thập, xác minh thông tin của đối tượng, hoàn cảnh gia đình, tiềm lực kinh tế của hai bên để giới thiệu qua hệ thống dữ liệu của Hội. Bước tiếp theo, Hội sẽ bố trí những cặp đã thống nhất về thong tin có cuộc gặp mặt, có phiên dịch để trao đổi, giao lưu. Nếu hai bên đồng ý, Hội sẽ tổ chức để chú rể về thăm gia đình cô dâu ở quê nhà. Khi được sự đồng ý của gia đình cô gái, Hội sẽ tiến hành lễ dạm ngõ, đính hôn. Theo dự án này, chú rể sẽ đưa chi phí 1.000 USD để mua lễ vật và chi phí đình hôn. Sau thủ tục này, chú rể hàn Quốc sẽ về nước, còn cô dâu sẽ được tham gia lớp học tập huấn, đào tạo cơ bản của Hội trong hai tháng. Cô dâu được dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam và trang bị kiến thức cơ bản về luật pháp của hai nước. Nếu trước đây, việc chứng nhận sức khỏe được diễn ra đơn phương, thì hiện nay, trong qui trình của Hội, chú rể Hàn Quốc và cô dâu người Việt được khám sức khỏe ở Việt Nam như một thủ tục không thể thiếu. Sau khi đăng ký kết hôn, chú rể hàn Quốc sẽ có cuộc phóng vấn, kiểm tra một lần nữa tại Sở Tư pháp. Qua vụ việc này, Hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa nội dung giáo dục định hướng để cô dâu Việt không làm méo mó hình ảnh phụ nữ Việt Nam. Trang bị sâu hơn kỹ năng sống để cô dâu Việt không bị lúng túng, sốc khi có xung đột. Theo dự án, sau khi cô dâu Việt về nhà chồng, Hội còn hợp tác với cơ sở bên Hàn Quốc quản lý sau hôn nhân. Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc tại địa phương ấy cùng chính quyền tiếp tục tập huấn miễn phí cho cô dâu Việt và người chồng về ngôn ngữ, văn hóa tập quán, kỹ năng sống. Những cô dâu Việt trong cùng một khu vực sẽ có liên kết với nhau thành một cộng đồng, được cung cấp số điện thoại nóng mỗi khi cần giúp đỡ. Chúng tôi cũng đã có kiến nghị, nếu theo quy trình hôn nhân của dự án này, sau mỗi khóa đào tạo, các cô dâu Việt sẽ được cấp Chứng chỉ về đào tạo hôn nhân để họ có một hành trang pháp lý, có ý nghĩa như chiếc "áo giáp” tinh thần, để cô dâu Việt tự tin hơn và được nhà chồng công nhận và tôn trọng. - Hội gặp những khó khăn gì trong việc thí điểm cũng như quảng bá, áp dụng vào thực tế Quy trình hôn nhân và hoạt động Trung tâm hỗ trợ, tư vấn pháp luật? Bà Nguyễn Thị Kim Thúy: Quy định Ghi chú kết hôn ở Nghị định 69 là một kẽ hở, chấp nhận những trường hợpđăng ký kết hôn vắng mặt cô dâu Việt tại Hàn Quốc, về Việt Nam chỉ phỏngvấn và làm thủ tục “cho có”. Chúng tôi đang kiến nghị Bộ Tư pháp sửađổi, thắt chặt hơn. Ban đầu Hội rất e dè, vì nếu can thiệp sẽ phải đương đầu với búa rừu dưluận rằng “bày đường kiến leo,” đẩy” phụ nữ Việt lấy chồng xa sứ... Nhưng xác định đây là nhu cầu có thật, ngày càng gia tăng, vi phạm pháp luật để lại những thảm họa đau lòng, thua thiệt của phụ nữ Việt nơi xứ người. Nhưng xác định, một trong những nguyên nhân đưa đến vấn nạn xã hội này, một phần do tâm lý, thiếu hiểu biết và sự "mối lái" của những trung tâm dịch vụ môi giới hoạt động trái phép...Hội qyết định sẽ vào cuộc để gỡ gạc, tìm ra giải pháp bảo vệ quyền lợi của cô dâu Việt. Tuy nhiên, việc thí điểm Quy trình hôn nhân và hoạt động trung tâm có những hiệu quả khả quan, nhưng lập trường của Hội sẽ quảng bá, áp dụng theo chiều sâu, đến những đối tượng và địa bàn có nhu cầu, không quảng bá rộng rãi. Hội sẽ phân loại, đánh giá địa bàn, những khu vực phụ nữ Việt Nam có “tậptính” thích lấy chồng nước ngoài để cảnh báo cho họ những khó khăn và rủi ro khi “nhắm mắt đưa chân” hạnh phúc, số phận mình.
Từ 2008 đến 2010, Bộ tư pháp đã chấp nhận thủ tục cho 294.280 phụ nữ kết hôn với chồng nước ngoài. Theo thống kê cho thấy có tới 99% cô dâu Việt lấy chồng Hàn qua các công ty môi giới mà không có quyền lựa chọn, tìm hiểu. |