Tuần qua, thị trường dầu mỏ thế giới đã có một tuần sụt giảm sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) bất ngờ quyết định sẽ rút ra 60 triệu thùng dầu trong tháng tới trong kho dự trữ dầu chiến lược của 28 quốc gia thành viên, để bù vào lượng cung dầu bị gián đoạn ở Libya.
Theo các nhà phân tích, quyết định này nhằm giảm bớt sức ép lên nền kinh tế toàn cầu trước việc giá năng lượng tăng cao đã ngay lập tức chặn lại đà đi lên của giá dầu, khi có những dự báo cho biết nhu cầu về nhiên liệu chiến lược này sẽ còn tăng cao hơn trong quý III tới.
Trước khi quyết định trên của IEA được công bố, thị trường dầu mỏ đã có phần bị ảnh hưởng bởi đồng USD - đồng tiền định giá và giao dịch trên thị trường dầu mỏ, mạnh lên, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại (kéo theo nhu cầu dầu giảm) và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa có lối thoát.
Mở đầu tuần ngày 20/6, giá dầu đã có những diễn biến trái chiều trên các thị trường: Tại New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (WTI, dầu ngọt nhẹ) giao tháng 8/2011 tăng nhẹ 25 xu lên 93,26 USD/thùng; trong khi tại Luondon, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại giảm 1,52 USD xuống 111,69 USD/thùng.
Còn tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá cả hai hợp đồng này đều giảm xuống còn 92,32 USD/thùng, và 112,51 USD/thùng.
Trong các phiên tiếp theo (21,22/6), giá dầu tiếp tục diễn biến không đồng nhất trên các thị trường.
Và đến phiên 23/6, thị trường dầu mỏ đã bị bồi một đòn mạnh sau quyết định của IEA, kéo giá dầu lao dốc. Chốt phiên này trên thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 giảm 4,39 USD (tương đương giảm 4,6%), xuống còn 91,02 USD/thùng sau khi trong phiên đã có lúc để mất tới hơn 6%, chạm mức thấp trong bốn tháng qua.
Với mức này, giá dầu đã giảm hơn 20% so với mức cao nhất kể từ năm 2008 là 114 USD/thùng, được lập hồi đầu tháng 5/2011. Còn tại London, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ giảm mạnh hơn, tới 6% (-6,95 USD) xuống còn 107,26 USD/thùng.
Đà giảm tiếp tục lan sang phiên cuối tuần ngày 24/6 trên cả hai thị trường New York và London. Khép lại phiên cuối tuần, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 giảm xuống 90,92 USD/thùng (so với 92,70 USD/thùng của cuối tuần trước) và giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ giảm xuống còn 105,95 USD/thùng (so với cuối tuần trước là 112,84 USD/thùng).
Nhưng tại thị trường châu Á, giá hai hợp đồng dầu này lại phục hồi nhẹ do các nhà đầu tư đã nhìn nhận quyết định của EIA như một gói kích thích cho kinh tế toàn cầu. Bởi khi giá dầu thấp hơn, kinh tế thế giới sẽ có cơ hội tốt hơn để tăng trưởng, và cùng với sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế, nhu cầu dầu cũng sẽ tăng lên.
Chốt phiên cuối tuần tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 tăng 1,13 USD lên 92,15 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,28 USD lên 108,54 USD/thùng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hiệu quả của các động thái trên của IEA và Mỹ có thể sẽ bị hạn chế phần nào vì nó không giải quyết được vấn đề cung trong trung hạn.
Nhìn lại những bất ổn gần đây trên thị trường dầu mỏ, triển vọng giá dầu trong trung hạn sẽ còn tiếp tục phụ thuộc chính vào nhu cầu, vào những căng thẳng địa chính chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, cũng như vào tình hình của các thị trường tài chính.
IEA cũng đã liên tục hối thúc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - cung cấp tới 40% lượng dầu cho thế giới, cần gia tăng sản lượng để ngăn chặn giá dầu leo thang, gây tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Giá dầu đã liên tục leo thang từ đầu năm đến nay trong bối cảnh bất ổn và căng thẳng tại các khu vực sản xuất dầu chủ chốt như Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tại Libya. Tuy nhiên, cuộc họp vào đầu tháng Sáu của 12 quốc gia thành viên OPEC đã quyết định vẫn sẽ giữ nguyên sản lượng khai thác hiện tại./.
Theo các nhà phân tích, quyết định này nhằm giảm bớt sức ép lên nền kinh tế toàn cầu trước việc giá năng lượng tăng cao đã ngay lập tức chặn lại đà đi lên của giá dầu, khi có những dự báo cho biết nhu cầu về nhiên liệu chiến lược này sẽ còn tăng cao hơn trong quý III tới.
Trước khi quyết định trên của IEA được công bố, thị trường dầu mỏ đã có phần bị ảnh hưởng bởi đồng USD - đồng tiền định giá và giao dịch trên thị trường dầu mỏ, mạnh lên, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại (kéo theo nhu cầu dầu giảm) và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa có lối thoát.
Mở đầu tuần ngày 20/6, giá dầu đã có những diễn biến trái chiều trên các thị trường: Tại New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (WTI, dầu ngọt nhẹ) giao tháng 8/2011 tăng nhẹ 25 xu lên 93,26 USD/thùng; trong khi tại Luondon, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại giảm 1,52 USD xuống 111,69 USD/thùng.
Còn tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá cả hai hợp đồng này đều giảm xuống còn 92,32 USD/thùng, và 112,51 USD/thùng.
Trong các phiên tiếp theo (21,22/6), giá dầu tiếp tục diễn biến không đồng nhất trên các thị trường.
Và đến phiên 23/6, thị trường dầu mỏ đã bị bồi một đòn mạnh sau quyết định của IEA, kéo giá dầu lao dốc. Chốt phiên này trên thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 giảm 4,39 USD (tương đương giảm 4,6%), xuống còn 91,02 USD/thùng sau khi trong phiên đã có lúc để mất tới hơn 6%, chạm mức thấp trong bốn tháng qua.
Với mức này, giá dầu đã giảm hơn 20% so với mức cao nhất kể từ năm 2008 là 114 USD/thùng, được lập hồi đầu tháng 5/2011. Còn tại London, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ giảm mạnh hơn, tới 6% (-6,95 USD) xuống còn 107,26 USD/thùng.
Đà giảm tiếp tục lan sang phiên cuối tuần ngày 24/6 trên cả hai thị trường New York và London. Khép lại phiên cuối tuần, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 giảm xuống 90,92 USD/thùng (so với 92,70 USD/thùng của cuối tuần trước) và giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ giảm xuống còn 105,95 USD/thùng (so với cuối tuần trước là 112,84 USD/thùng).
Nhưng tại thị trường châu Á, giá hai hợp đồng dầu này lại phục hồi nhẹ do các nhà đầu tư đã nhìn nhận quyết định của EIA như một gói kích thích cho kinh tế toàn cầu. Bởi khi giá dầu thấp hơn, kinh tế thế giới sẽ có cơ hội tốt hơn để tăng trưởng, và cùng với sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế, nhu cầu dầu cũng sẽ tăng lên.
Chốt phiên cuối tuần tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu WTI giao tháng 8/2011 tăng 1,13 USD lên 92,15 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,28 USD lên 108,54 USD/thùng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hiệu quả của các động thái trên của IEA và Mỹ có thể sẽ bị hạn chế phần nào vì nó không giải quyết được vấn đề cung trong trung hạn.
Nhìn lại những bất ổn gần đây trên thị trường dầu mỏ, triển vọng giá dầu trong trung hạn sẽ còn tiếp tục phụ thuộc chính vào nhu cầu, vào những căng thẳng địa chính chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, cũng như vào tình hình của các thị trường tài chính.
IEA cũng đã liên tục hối thúc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - cung cấp tới 40% lượng dầu cho thế giới, cần gia tăng sản lượng để ngăn chặn giá dầu leo thang, gây tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Giá dầu đã liên tục leo thang từ đầu năm đến nay trong bối cảnh bất ổn và căng thẳng tại các khu vực sản xuất dầu chủ chốt như Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tại Libya. Tuy nhiên, cuộc họp vào đầu tháng Sáu của 12 quốc gia thành viên OPEC đã quyết định vẫn sẽ giữ nguyên sản lượng khai thác hiện tại./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)