Các quan chức của thành phố Roma phàn nàn đáng lẽ ra Roma phải được hưởng một phần trong số 35 triệu euro (47 triệu USD) mà Colosseum mang lại cho Chính phủ Italy hằng năm.
Trên thực tế, khoản tiền thu được từ lượng khách tới tham quan đấu trường La Mã cổ đại đều “chui” vào két của nhà nước.
35 triệu euro hàng năm thuộc về ai?
Đấu trường Colosseum ở Roma hiện là tâm điểm của cuộc tranh giành giữa các quan chức thành phố và Chính phủ Italy về việc ai quản lý công trình cổ đại này và ai sẽ được hưởng 35 triệu euro từ lượng vé bán ra hàng năm khi hiện nay Chính phủ Italy “bỏ túi” toàn bộ số tiền đó.
Sau cuộc chiến tương tự về bức tượng David của Michelangelo ở Florence, các quan chức thành phố Roma đang yêu cầu được hưởng 30% số tiền thu được từ hơn 4 triệu du khách tới đây tham quan hàng năm.
“Đấu trường Colosseum là một trong những biểu tượng của đất nước và góp phần biến Roma là cửa ngõ của ngành du lịch quốc gia,” ông Umberto Croppi, nhà nghiên cứu văn hóa của Roma, khẳng định: “Roma phải mang sức nặng của hàng triệu du khách mỗi năm mà không hề nhận được bất cứ đồng nào.”
Thế nhưng, ông Francesco Giro, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Italy, đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ và tuyên bố: “Colosseum 100% thuộc về quốc gia và tôi vô cùng kinh ngạc khi các nhà chức trách Roma mong muốn được hưởng lợi nhuận từ đấu trường cổ đại này. Quyền quản lý di sản Italy của Chính phủ đã được coi là một hiến pháp.”
Được Hoàng đế Vespasian xây dựng vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, Colosseum là đấu trường lớn nhất do người La Mã xây dựng, nơi này có thể chứa được 5.000 khán giả xem các trận đấu giữa võ sĩ và thú dữ, các cuộc hành hình và cuộc chiến biển giả.
Sự tranh cãi về tương lai của đấu trường này xảy ra khi Chính phủ Italy chuẩn bị bán nhiều công trình, tòa nhà và vùng đất rộng của quốc gia cho các nhà chức trách bản địa nhằm tiến tới xu hướng một chính phủ liên bang hơn. Đây là chính sách do Liên hiệp miền Bắc đầy uy lực đang vận động hành lang.
Ông Umberto Bossi, lãnh đạo của Liên hiệp này, nói rằng biện pháp đó sẽ giúp miền bắc Italy giành lại được nhiều “hồ và sông.” Roma mong muốn được hưởng một phần thu nhập của Colosseum, họ cần có các quỹ phụ để tồn tại trong thời khủng hoảng tài chính. “Chúng tôi phải làm sạch Piazza Navona 7 lần/ngày do lượng du khách tới đây,” Phó thị trưởng thành phố Roma, Mauro Cutrufo cho biết.
Nói trên tờ Corriere della Sera, ông Federico Mollicone, quan chức thành phố đã đề nghị trích cho Roma 30% doanh thu từ lượng vé bán ra, cho rằng thẩm quyền quản lý khu Roman Forum - di chỉ khảo cổ lớn tại chân đồi trong thành phố - cũng phải được đưa ra bàn cãi. “Thật là nghịch lý khi văn phòng thị trưởng hướng ra một khu vực mà ông lại không nắm quyền quản lý.”
Roma sẽ áp dụng thuế du lịch
Ông Cutrufo, Phó thị trưởng thành phố Roma cho rằng, nếu như việc trích một phần từ lượng vé bán ra của Colosseum không được chấp thuận thì việc đề nghị tính thêm 1-2 euro cho vé vào cửa giá 10 euro để làm tăng khoản thu cho thành phố sẽ chẳng có gì sai trái. Theo ông, việc đó sẽ không gây xôn xao dư luận khi so với giá vé vào cửa tháp Eiffel hiện nay ở Paris là 15 euro và ở London Eye là 15 bảng.
Kể từ ngày 1/1/2011, khách du lịch tới Roma sẽ phải đối diện với cái gọi là thuế du lịch, cụ thể là nếu du khách nghỉ trong các khách sạn 3 sao thì mỗi đêm sẽ phải nộp thêm 2 euro tiền thuế, còn trong các khách sạn 4-5 sao là 3 euro/đêm.
Ông Cutrufo đã bác bỏ những lời đồn thổi nói rằng thành phố Roma đang nỗ lực giành quyền sở hữu đấu trường Colosseum và tranh cãi, ngoài vấn đề lợi tức vô cùng cần thiết thì Roma nên đề cập nhiều hơn nữa tới quyền quản lý công trình này. Ông nói: “Trên tất thảy đây là một công trình dù rằng nó là một thương hiệu có giá trị 91 tỷ euro.”
Tuy nhiên, ông Thứ trưởng Giro thì cho rằng, thay vì phàn nàn về việc phải làm sạch các công trình do lượng du khách tới thăm quá đông, thì giới chính trị gia của Roma nên biết ơn khi thu được số tiền không nhỏ từ khách du lịch vì họ bỏ ra nhiều khoản chi phí trong thời gian ở thành phố.
“Bất cứ ai tuyên bố Colosseum chỉ là gánh nặng thì hãy nhớ rằng nó mang lại nguồn thu gián tiếp 1,5 tỷ euro. Bất cứ ai quản lý Roma, bất kể đảng phái chính trị nào, cũng đều có xu hướng tận dụng vẻ đẹp của nó để kiếm tiền,” Thứ trưởng Giro nói./.
Trên thực tế, khoản tiền thu được từ lượng khách tới tham quan đấu trường La Mã cổ đại đều “chui” vào két của nhà nước.
35 triệu euro hàng năm thuộc về ai?
Đấu trường Colosseum ở Roma hiện là tâm điểm của cuộc tranh giành giữa các quan chức thành phố và Chính phủ Italy về việc ai quản lý công trình cổ đại này và ai sẽ được hưởng 35 triệu euro từ lượng vé bán ra hàng năm khi hiện nay Chính phủ Italy “bỏ túi” toàn bộ số tiền đó.
Sau cuộc chiến tương tự về bức tượng David của Michelangelo ở Florence, các quan chức thành phố Roma đang yêu cầu được hưởng 30% số tiền thu được từ hơn 4 triệu du khách tới đây tham quan hàng năm.
“Đấu trường Colosseum là một trong những biểu tượng của đất nước và góp phần biến Roma là cửa ngõ của ngành du lịch quốc gia,” ông Umberto Croppi, nhà nghiên cứu văn hóa của Roma, khẳng định: “Roma phải mang sức nặng của hàng triệu du khách mỗi năm mà không hề nhận được bất cứ đồng nào.”
Thế nhưng, ông Francesco Giro, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Italy, đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ và tuyên bố: “Colosseum 100% thuộc về quốc gia và tôi vô cùng kinh ngạc khi các nhà chức trách Roma mong muốn được hưởng lợi nhuận từ đấu trường cổ đại này. Quyền quản lý di sản Italy của Chính phủ đã được coi là một hiến pháp.”
Được Hoàng đế Vespasian xây dựng vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, Colosseum là đấu trường lớn nhất do người La Mã xây dựng, nơi này có thể chứa được 5.000 khán giả xem các trận đấu giữa võ sĩ và thú dữ, các cuộc hành hình và cuộc chiến biển giả.
Sự tranh cãi về tương lai của đấu trường này xảy ra khi Chính phủ Italy chuẩn bị bán nhiều công trình, tòa nhà và vùng đất rộng của quốc gia cho các nhà chức trách bản địa nhằm tiến tới xu hướng một chính phủ liên bang hơn. Đây là chính sách do Liên hiệp miền Bắc đầy uy lực đang vận động hành lang.
Ông Umberto Bossi, lãnh đạo của Liên hiệp này, nói rằng biện pháp đó sẽ giúp miền bắc Italy giành lại được nhiều “hồ và sông.” Roma mong muốn được hưởng một phần thu nhập của Colosseum, họ cần có các quỹ phụ để tồn tại trong thời khủng hoảng tài chính. “Chúng tôi phải làm sạch Piazza Navona 7 lần/ngày do lượng du khách tới đây,” Phó thị trưởng thành phố Roma, Mauro Cutrufo cho biết.
Nói trên tờ Corriere della Sera, ông Federico Mollicone, quan chức thành phố đã đề nghị trích cho Roma 30% doanh thu từ lượng vé bán ra, cho rằng thẩm quyền quản lý khu Roman Forum - di chỉ khảo cổ lớn tại chân đồi trong thành phố - cũng phải được đưa ra bàn cãi. “Thật là nghịch lý khi văn phòng thị trưởng hướng ra một khu vực mà ông lại không nắm quyền quản lý.”
Roma sẽ áp dụng thuế du lịch
Ông Cutrufo, Phó thị trưởng thành phố Roma cho rằng, nếu như việc trích một phần từ lượng vé bán ra của Colosseum không được chấp thuận thì việc đề nghị tính thêm 1-2 euro cho vé vào cửa giá 10 euro để làm tăng khoản thu cho thành phố sẽ chẳng có gì sai trái. Theo ông, việc đó sẽ không gây xôn xao dư luận khi so với giá vé vào cửa tháp Eiffel hiện nay ở Paris là 15 euro và ở London Eye là 15 bảng.
Kể từ ngày 1/1/2011, khách du lịch tới Roma sẽ phải đối diện với cái gọi là thuế du lịch, cụ thể là nếu du khách nghỉ trong các khách sạn 3 sao thì mỗi đêm sẽ phải nộp thêm 2 euro tiền thuế, còn trong các khách sạn 4-5 sao là 3 euro/đêm.
Ông Cutrufo đã bác bỏ những lời đồn thổi nói rằng thành phố Roma đang nỗ lực giành quyền sở hữu đấu trường Colosseum và tranh cãi, ngoài vấn đề lợi tức vô cùng cần thiết thì Roma nên đề cập nhiều hơn nữa tới quyền quản lý công trình này. Ông nói: “Trên tất thảy đây là một công trình dù rằng nó là một thương hiệu có giá trị 91 tỷ euro.”
Tuy nhiên, ông Thứ trưởng Giro thì cho rằng, thay vì phàn nàn về việc phải làm sạch các công trình do lượng du khách tới thăm quá đông, thì giới chính trị gia của Roma nên biết ơn khi thu được số tiền không nhỏ từ khách du lịch vì họ bỏ ra nhiều khoản chi phí trong thời gian ở thành phố.
“Bất cứ ai tuyên bố Colosseum chỉ là gánh nặng thì hãy nhớ rằng nó mang lại nguồn thu gián tiếp 1,5 tỷ euro. Bất cứ ai quản lý Roma, bất kể đảng phái chính trị nào, cũng đều có xu hướng tận dụng vẻ đẹp của nó để kiếm tiền,” Thứ trưởng Giro nói./.
(TT&VH/Vietnam+)