Việc cho phép các doanh nghiệp khai thác than trong khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập (Quảng Ninh) đang tạo ra một hiệu ứng ngược.
Lợi dụng việc này, than tặc ngang nhiên mở đường vào rừng, đốn hạ cây rừng để đào than trái phép khiến khu rừng phòng hộ quan trọng vào bậc nhất ở Quảng Ninh đang bị "chảy máu đen."
Nguồn sinh thủy của cộng đồng bị đe dọa
Yên Lập là hồ lớn nhất ở Quảng Ninh, có diện tích 120ha, dung tích 125 triệu m3 nước, nằm ở địa bàn bảy xã thuộc thành phố Hạ Long, huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ. Hồ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, thành phố Hạ Long và Uông Bí.
Giữ nước cho hồ là một khu rừng phòng hộ lớn, diện tích hơn 18.500ha. Tuy nhiên, gần đây than tặc đất mỏ đã lần mò lên mở đường, đào mỏ trộm than khiến khu rừng phòng hộ này bị tàn phá, dẫn đến môi trường bị phá hủy, nguồn sinh thủy sẽ bị giảm sút và tất yếu nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư các huyện, thị lân cận và thành phố Hạ Long sẽ gặp khó trong tương lai.
Đáng tiếc nhất, rừng bị nguy hại lại bắt nguồn từ việc từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương để cho các doanh nghiệp than lập mỏ, mở hầm lò khai thác than. Như “vẽ đường cho hươu chạy,” than tặc lợi dụng chủ trương trên đã đưa người, xe tải, máy xúc và phương tiện phá rừng đào than gây nhức nhối trong dư luận.
Chuyển rừng làm mỏ: Lợi bất cập hại
Với lý luận để tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế xã hội, từ nhiều năm trước đây, tỉnh Quảng Ninh đã để cho các doanh nghiệp ngành than như Xí nghiệp than Hoành Bồ và Xí nghiệp than Đồng Vông (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Uông Bí - Vinacomin, gọi tắt là Công ty than Uông Bí) khai thác than ở huyện Hoành Bồ, nơi có rừng phòng hộ hồ Yên Lập.
Trong công văn số 2993/TUB-ĐT ngày 7/10/2011 của Công ty Than Uông Bí gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thừa nhận: “Trong quá trình khai thác Xí nghiệp Than Hoành Bồ trước đây chưa làm các thủ tục xin thuê đất.”
Chưa có quyền sử dụng đất nên gần đây, Công ty Than Uông Bí đã liên tiếp làm các công văn đề nghị chính quyền địa phương cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang làm mỏ, hoặc mở đường vào mỏ để khai thác than và được sự ủng hộ của một số sở, ngành.
Cụ thể, tháng 5/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn 1047/TNMT-KS báo cáo về việc chuyển đổi diện tích rừng sang khai thác than hầm lò của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí tại xã Tân Dân.
Tiếp đến, ngày 7/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã có công văn số 771/NN&PTNT-KL gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục làm đường vận chuyển than của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính khẳng định không thể để khai thác than trong khu vực rừng phòng hộ. Cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu khẳng khái bày tỏ vì cộng đồng, việc bảo vệ rừng phòng hộ hồ Yên Lập cần phải được ưu tiên hàng đầu. Phải giữ rừng phòng hộ, hạn chế tối đa việc xâm hại rừng. Dù dưới rừng có than thì cũng nên giữ, bởi than nay không dùng thì mai sau dùng. Không nên đặt vấn đề khai thác than ở rừng phòng hộ hồ Yên Lập.
Ông Hậu phân tích có mỏ than trong rừng, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng vào điều này mà vào rừng khai thác than trái phép. Lợi ích của việc khai thác than là một nhóm nhỏ nhưng nếu quản lý không tốt để rừng phòng hộ bị phá, nguồn sinh thủy của hồ Yên Lập sẽ gặp khó khăn, lâm vào tình trạng khô hạn. Như vậy, người hứng chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là cộng đồng dân cư.
Mối nguy hiện hữu
Không nằm ngoài những lo âu của nhiều người khi để các doanh nghiệp ngành than khai thác than trong rừng. Những ngày cuối tháng 10, rừng phòng hộ hồ Yên Lập đang bị nhiều đối tượng phá hoại để khai thác than trái phép.
Hàng loạt cây rừng bị chặt phá để mở đường ra vào các khu mỏ trái phép ở sâu trong rừng. Dọc đường đi vào các khu mỏ, xuất hiện nhiều lán trại, càng đi sâu vào trong rừng càng xuất hiện nhiều bãi thải đất đá lớn, nham nhở.
Cách tỉnh lộ 279 chừng 7-8 km, tại khu 6 xã Tân Dân, xuất hiện hai moong khai thác than, rộng khoảng 1ha. Xung quanh là đất đá thải khoảng trên 2ha.
Để có được khai trường than này thì cả nghìn cây rừng bị đốn hạ. Dưới moong sâu là những vỉa than đang được bóc đất đá. Cả hai moong than này đều đang trong giai đoạn khai thác dở dang. Người dân xã Tân Dân cho biết từ đây, mỗi đêm hàng chục chuyến xe tải đi xuyên qua rừng đưa than đến nơi tập kết ở các cảng gần đó.
Một cán bộ của ngành than cho biết dù phát hiện moong khai thác than trái phép này từ vài tháng nay, nhưng công tác đấu tranh vô cùng khó khăn phức tạp.
Tại ranh giới quản lý mỏ của Xí nghiệp Than Hoành Bồ (Công ty Than Uông Bí) và của Công ty trách nhiệm hữu hạn 45, tình trạng khai thác than trái phép xuất hiện từ đầu năm 2011, các đối tượng đưa người và hàng loạt máy móc, phương tiện vận chuyển vào trong các khu vực này để khai thác trái phép.
Ngành than phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý hàng loạt điểm khai thác than trái phép, nhưng chỉ có thể đuổi đi vì không bắt được quả tang, hoặc nếu bắt được thì chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên chỉ sau một thời gian các phương tiện, máy móc lại có mặt trong rừng.
Ông Trần Đức Tuân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ cho biết Khu rừng phòng hộ hồ Yên Lập hiện có sự song trùng quản lý của ba bên gồm Ban quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm, các doanh nghiệp ngành than (quản lý ranh giới mỏ) và của Ủy ban nhân dân xã Tân Dân.
Ông Tuân cho biết thêm cái khó trong việc ngăn chặn vấn nạn khai thác than trái phép ở đây là do chế tài quá yếu, chính quyền địa phương chỉ có thể phạt hành chính, tiêu hủy các phương tiện giá trị nhỏ mà không được quyền tịch thu các phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển than trái phép có giá trị lớn. Cộng thêm các điểm khai thác ở xa, sâu trong rừng và than tặc thường tổ chức người cảnh giới từ ngoài nên có động là bọn chúng nhanh chân tẩu tán.
Thêm vào đó, các cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, thường xuyên bị đe dọa bởi các tin nhắn điện thoại, hoặc bị khủng bố bằng... bom phân, dầu thải trước cửa nhà khiến cuộc chiến chống than tặc ngày càng khó khăn, vất vả./.
Lợi dụng việc này, than tặc ngang nhiên mở đường vào rừng, đốn hạ cây rừng để đào than trái phép khiến khu rừng phòng hộ quan trọng vào bậc nhất ở Quảng Ninh đang bị "chảy máu đen."
Nguồn sinh thủy của cộng đồng bị đe dọa
Yên Lập là hồ lớn nhất ở Quảng Ninh, có diện tích 120ha, dung tích 125 triệu m3 nước, nằm ở địa bàn bảy xã thuộc thành phố Hạ Long, huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ. Hồ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, thành phố Hạ Long và Uông Bí.
Giữ nước cho hồ là một khu rừng phòng hộ lớn, diện tích hơn 18.500ha. Tuy nhiên, gần đây than tặc đất mỏ đã lần mò lên mở đường, đào mỏ trộm than khiến khu rừng phòng hộ này bị tàn phá, dẫn đến môi trường bị phá hủy, nguồn sinh thủy sẽ bị giảm sút và tất yếu nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư các huyện, thị lân cận và thành phố Hạ Long sẽ gặp khó trong tương lai.
Đáng tiếc nhất, rừng bị nguy hại lại bắt nguồn từ việc từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương để cho các doanh nghiệp than lập mỏ, mở hầm lò khai thác than. Như “vẽ đường cho hươu chạy,” than tặc lợi dụng chủ trương trên đã đưa người, xe tải, máy xúc và phương tiện phá rừng đào than gây nhức nhối trong dư luận.
Chuyển rừng làm mỏ: Lợi bất cập hại
Với lý luận để tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế xã hội, từ nhiều năm trước đây, tỉnh Quảng Ninh đã để cho các doanh nghiệp ngành than như Xí nghiệp than Hoành Bồ và Xí nghiệp than Đồng Vông (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Uông Bí - Vinacomin, gọi tắt là Công ty than Uông Bí) khai thác than ở huyện Hoành Bồ, nơi có rừng phòng hộ hồ Yên Lập.
Trong công văn số 2993/TUB-ĐT ngày 7/10/2011 của Công ty Than Uông Bí gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thừa nhận: “Trong quá trình khai thác Xí nghiệp Than Hoành Bồ trước đây chưa làm các thủ tục xin thuê đất.”
Chưa có quyền sử dụng đất nên gần đây, Công ty Than Uông Bí đã liên tiếp làm các công văn đề nghị chính quyền địa phương cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang làm mỏ, hoặc mở đường vào mỏ để khai thác than và được sự ủng hộ của một số sở, ngành.
Cụ thể, tháng 5/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường có công văn 1047/TNMT-KS báo cáo về việc chuyển đổi diện tích rừng sang khai thác than hầm lò của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí tại xã Tân Dân.
Tiếp đến, ngày 7/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã có công văn số 771/NN&PTNT-KL gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục làm đường vận chuyển than của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính khẳng định không thể để khai thác than trong khu vực rừng phòng hộ. Cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu khẳng khái bày tỏ vì cộng đồng, việc bảo vệ rừng phòng hộ hồ Yên Lập cần phải được ưu tiên hàng đầu. Phải giữ rừng phòng hộ, hạn chế tối đa việc xâm hại rừng. Dù dưới rừng có than thì cũng nên giữ, bởi than nay không dùng thì mai sau dùng. Không nên đặt vấn đề khai thác than ở rừng phòng hộ hồ Yên Lập.
Ông Hậu phân tích có mỏ than trong rừng, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng vào điều này mà vào rừng khai thác than trái phép. Lợi ích của việc khai thác than là một nhóm nhỏ nhưng nếu quản lý không tốt để rừng phòng hộ bị phá, nguồn sinh thủy của hồ Yên Lập sẽ gặp khó khăn, lâm vào tình trạng khô hạn. Như vậy, người hứng chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là cộng đồng dân cư.
Mối nguy hiện hữu
Không nằm ngoài những lo âu của nhiều người khi để các doanh nghiệp ngành than khai thác than trong rừng. Những ngày cuối tháng 10, rừng phòng hộ hồ Yên Lập đang bị nhiều đối tượng phá hoại để khai thác than trái phép.
Hàng loạt cây rừng bị chặt phá để mở đường ra vào các khu mỏ trái phép ở sâu trong rừng. Dọc đường đi vào các khu mỏ, xuất hiện nhiều lán trại, càng đi sâu vào trong rừng càng xuất hiện nhiều bãi thải đất đá lớn, nham nhở.
Cách tỉnh lộ 279 chừng 7-8 km, tại khu 6 xã Tân Dân, xuất hiện hai moong khai thác than, rộng khoảng 1ha. Xung quanh là đất đá thải khoảng trên 2ha.
Để có được khai trường than này thì cả nghìn cây rừng bị đốn hạ. Dưới moong sâu là những vỉa than đang được bóc đất đá. Cả hai moong than này đều đang trong giai đoạn khai thác dở dang. Người dân xã Tân Dân cho biết từ đây, mỗi đêm hàng chục chuyến xe tải đi xuyên qua rừng đưa than đến nơi tập kết ở các cảng gần đó.
Một cán bộ của ngành than cho biết dù phát hiện moong khai thác than trái phép này từ vài tháng nay, nhưng công tác đấu tranh vô cùng khó khăn phức tạp.
Tại ranh giới quản lý mỏ của Xí nghiệp Than Hoành Bồ (Công ty Than Uông Bí) và của Công ty trách nhiệm hữu hạn 45, tình trạng khai thác than trái phép xuất hiện từ đầu năm 2011, các đối tượng đưa người và hàng loạt máy móc, phương tiện vận chuyển vào trong các khu vực này để khai thác trái phép.
Ngành than phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý hàng loạt điểm khai thác than trái phép, nhưng chỉ có thể đuổi đi vì không bắt được quả tang, hoặc nếu bắt được thì chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên chỉ sau một thời gian các phương tiện, máy móc lại có mặt trong rừng.
Ông Trần Đức Tuân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ cho biết Khu rừng phòng hộ hồ Yên Lập hiện có sự song trùng quản lý của ba bên gồm Ban quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm, các doanh nghiệp ngành than (quản lý ranh giới mỏ) và của Ủy ban nhân dân xã Tân Dân.
Ông Tuân cho biết thêm cái khó trong việc ngăn chặn vấn nạn khai thác than trái phép ở đây là do chế tài quá yếu, chính quyền địa phương chỉ có thể phạt hành chính, tiêu hủy các phương tiện giá trị nhỏ mà không được quyền tịch thu các phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển than trái phép có giá trị lớn. Cộng thêm các điểm khai thác ở xa, sâu trong rừng và than tặc thường tổ chức người cảnh giới từ ngoài nên có động là bọn chúng nhanh chân tẩu tán.
Thêm vào đó, các cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, thường xuyên bị đe dọa bởi các tin nhắn điện thoại, hoặc bị khủng bố bằng... bom phân, dầu thải trước cửa nhà khiến cuộc chiến chống than tặc ngày càng khó khăn, vất vả./.
Văn Đức (Vietnam+)