Ngày 8/6, ông Trần Hoài Song, Giám đốc Ban quản lý Dự án rừng phòng hộ Na Hang (Tuyên Quang) cho biết do thời tiết khô hạn, hơn 100ha rừng phòng hộ trồng năm 2009 ở các xã Thượng Lâm, Xuân Lập, Phúc Yên (huyện Na Hang)... bị chết.
Điều đáng chú ý, diện tích rừng bị chết này chưa được nghiệm thu nên các hộ dân tham gia trồng rừng vẫn chưa được thanh toán tiền hỗ trợ trung bình 10 triệu đồng/ha.
Trước thực trạng trên, ông Chẩu Văn Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cho biết hiện tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành lập biên bản chi tiết từng lô, khoảnh, đồng thời xác định lại có phải rừng chết do khô hạn hay nguyên nhân nào khác.
Nếu bị rừng bị chết do khách quan (thời tiết khô hạn), tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng làm thủ tục thanh lý để hỗ trợ người dân theo quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức trồng lại diện tích rừng đã bị chết.
Cũng theo ông Lâm, việc xác định nguyên nhân rừng chết rất quan trọng, nếu không phải rừng chết do nguyên nhân khách quan mà do chủ quan (giống không đảm bảo chất lượng, trồng không đúng quy trình...) mà vẫn hỗ trợ thì không những hỗ trợ sai mà còn không khuyến khích được phong trào trồng rừng.
Năm 2009, huyện Na Hang trồng được 500ha rừng phòng hộ. Diện tích rừng phòng hộ mới trồng bị chết không chỉ gây thiệt hại về kinh tế khoảng hơn 1 tỷ đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch trồng rừng của tỉnh.
Tuyên Quang phấn đấu hết năm 2010 nâng độ che nâng độ che phủ rừng lên 64,7%./.
Điều đáng chú ý, diện tích rừng bị chết này chưa được nghiệm thu nên các hộ dân tham gia trồng rừng vẫn chưa được thanh toán tiền hỗ trợ trung bình 10 triệu đồng/ha.
Trước thực trạng trên, ông Chẩu Văn Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cho biết hiện tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành lập biên bản chi tiết từng lô, khoảnh, đồng thời xác định lại có phải rừng chết do khô hạn hay nguyên nhân nào khác.
Nếu bị rừng bị chết do khách quan (thời tiết khô hạn), tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng làm thủ tục thanh lý để hỗ trợ người dân theo quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức trồng lại diện tích rừng đã bị chết.
Cũng theo ông Lâm, việc xác định nguyên nhân rừng chết rất quan trọng, nếu không phải rừng chết do nguyên nhân khách quan mà do chủ quan (giống không đảm bảo chất lượng, trồng không đúng quy trình...) mà vẫn hỗ trợ thì không những hỗ trợ sai mà còn không khuyến khích được phong trào trồng rừng.
Năm 2009, huyện Na Hang trồng được 500ha rừng phòng hộ. Diện tích rừng phòng hộ mới trồng bị chết không chỉ gây thiệt hại về kinh tế khoảng hơn 1 tỷ đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch trồng rừng của tỉnh.
Tuyên Quang phấn đấu hết năm 2010 nâng độ che nâng độ che phủ rừng lên 64,7%./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)