Trong phiên giao dịch ngày 29/6, sắc xanh gần như bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á, trước triển vọng tích cực về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương trong phiên này (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%. Kazuhiro Takahashi, nhà điều hành thuộc Daiwa Securities, nhận định thị trường đã "rũ bỏ" tâm lý bi quan bắt đầu từ cuối tuần trước và xu hướng này sẽ được tiếp tục.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 148,28 điểm (1,54%) lên 9.797,26 điểm, nhờ tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư trước các báo cáo cho thấy tiến trình đàm phán để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đang tiến triển tốt đẹp và nhiều khả năng Quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu mạnh tay, để giảm bớt nợ công và thâm hụt ngân sách.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Tokyo còn được hỗ trợ bởi thông báo sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 5/2011 đã tăng 5,7% so với tháng 4/2011 và là tháng tăng thứ hai liên tiếp kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.
Theo các nhà quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế "xứ sở hoa Anh đào," sau khi đã rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Trong phiên này, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu cũng được đà đi lên, nhờ sự yếu đi của đồng yên. Cổ phiếu của Canon và Toyota tăng lần lượt 2,13% và 1,71% lên 3.820 điểm và 3.270 điểm.
Tại Trung Quốc, sau khi tăng điểm vào đầu phiên, đến cuối phiên chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, quay đầu giảm 30,72 điểm (1,11%) xuống 2.728,48 điểm, trước mối lo ngại mới về việc Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, đồng thời kết thúc 6 phiên tăng điểm liên tiếp của chỉ số này. Cùng chịu tác động của khả năng thắt chặt tiền tệ mới của Bắc Kinh, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 0,60 điểm xuống 22.061,18 điểm.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul tăng 31,51 điểm (1,53%) lên 2.094,42 điểm; còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 55,2 điểm (1,23%) lên 4.529,5 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 145,13 điểm (1,21%) lên 12.188,69 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 16,57 điểm (1,29%) lên 1.296,67 điểm. Scott Marcouiller, chiến lược gia thuộc Wells Fargo Advisors, đánh giá rằng triển vọng lạc quan về việc Hy Lạp sẽ thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" là nhân tố tạo đà tăng điểm cho thị trường chứng khoán Phố Wall.
Tại Hy Lạp, Thủ tướng George Papandreou đang hối thúc các nghị sĩ bày tỏ "lòng yêu nước" bằng cách giúp chấm dứt thời kỳ bất ổn định hiện nay. Thủ tướng khẳng định chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ sẽ mang lại cho "xứ sở các Vị thần" một sự khởi đầu mới.
Hôm 20/6, các bộ trưởng tài chính Eurozone đặt điều kiện cho Hy Lạp trong vòng hai tuần sau đó phải thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới để được giải ngân khoản cứu trợ thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ chung 110 triệu euro mà EU và IMF đã đồng ý cấp cho Hy Lạp hồi năm ngoái, nếu không nước này sẽ trở thành nước đầu tiên trong Eurozone bị vỡ nợ./.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương trong phiên này (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%. Kazuhiro Takahashi, nhà điều hành thuộc Daiwa Securities, nhận định thị trường đã "rũ bỏ" tâm lý bi quan bắt đầu từ cuối tuần trước và xu hướng này sẽ được tiếp tục.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 148,28 điểm (1,54%) lên 9.797,26 điểm, nhờ tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư trước các báo cáo cho thấy tiến trình đàm phán để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đang tiến triển tốt đẹp và nhiều khả năng Quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu mạnh tay, để giảm bớt nợ công và thâm hụt ngân sách.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Tokyo còn được hỗ trợ bởi thông báo sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 5/2011 đã tăng 5,7% so với tháng 4/2011 và là tháng tăng thứ hai liên tiếp kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.
Theo các nhà quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế "xứ sở hoa Anh đào," sau khi đã rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Trong phiên này, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu cũng được đà đi lên, nhờ sự yếu đi của đồng yên. Cổ phiếu của Canon và Toyota tăng lần lượt 2,13% và 1,71% lên 3.820 điểm và 3.270 điểm.
Tại Trung Quốc, sau khi tăng điểm vào đầu phiên, đến cuối phiên chỉ số Shanghai Composite, bao gồm cả cổ phiếu loại A và B, quay đầu giảm 30,72 điểm (1,11%) xuống 2.728,48 điểm, trước mối lo ngại mới về việc Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, đồng thời kết thúc 6 phiên tăng điểm liên tiếp của chỉ số này. Cùng chịu tác động của khả năng thắt chặt tiền tệ mới của Bắc Kinh, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 0,60 điểm xuống 22.061,18 điểm.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul tăng 31,51 điểm (1,53%) lên 2.094,42 điểm; còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 55,2 điểm (1,23%) lên 4.529,5 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 145,13 điểm (1,21%) lên 12.188,69 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 16,57 điểm (1,29%) lên 1.296,67 điểm. Scott Marcouiller, chiến lược gia thuộc Wells Fargo Advisors, đánh giá rằng triển vọng lạc quan về việc Hy Lạp sẽ thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" là nhân tố tạo đà tăng điểm cho thị trường chứng khoán Phố Wall.
Tại Hy Lạp, Thủ tướng George Papandreou đang hối thúc các nghị sĩ bày tỏ "lòng yêu nước" bằng cách giúp chấm dứt thời kỳ bất ổn định hiện nay. Thủ tướng khẳng định chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ sẽ mang lại cho "xứ sở các Vị thần" một sự khởi đầu mới.
Hôm 20/6, các bộ trưởng tài chính Eurozone đặt điều kiện cho Hy Lạp trong vòng hai tuần sau đó phải thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới để được giải ngân khoản cứu trợ thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ chung 110 triệu euro mà EU và IMF đã đồng ý cấp cho Hy Lạp hồi năm ngoái, nếu không nước này sẽ trở thành nước đầu tiên trong Eurozone bị vỡ nợ./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)