Nguy cơ kinh tế Eurozone tái suy thoái vào cuối năm nay đang ngày càng lộ rõ khi sản lượng công nghiệp tháng 9/2011 đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 9/2009.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), sản lượng công nghiệp tháng 9 của Eurozone đã giảm 2%, châm ngòi cho đợt sụt giảm mạnh về cuối năm, do kinh tế khó khăn làm đơn hàng của các doanh nghiệp giảm, thu nhập co lại khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chính phủ các nước mạnh tay áp dụng các biện pháp khắc khổ.
Sản lượng công nghiệp sụt giảm khá mạnh tại hai nền kinh tế hàng đầu là Đức và Pháp với mức giảm tương ứng 2,9% và 1,9%. Đầu tháng này, Bộ kinh tế Đức đã thông báo số đơn hàng công nghiệp trong tháng 9 đã giảm với tốc mạnh nhất kể từ tháng 1/2009. Sản lượng công nghiệp của Italy, nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone, cũng giảm tới 4,8%.
Trước đó các nhà kinh tế lo ngại về sản lượng công nghiệp của toàn bộ Eurozone khi đưa ra dự báo sẽ giảm tới 2,2% vào tháng 9, nhưng tăng trưởng vẫn được ghi nhận ở các nền kinh tế nhỏ hơn như Áo, Slovakia và Tây Ban Nha.
[ADB kêu gọi Trung Quốc, Ấn Độ giải cứu Eurozone]
Theo nhà kinh tế Francois Cabau từ Barclays Capital, rõ ràng là thông tin đó không báo trước điềm lành cho tương lai của Eurozone. Nếu các nhà lãnh đạo không tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công, lòng tin của giới doanh nghiệp sẽ còn rớt xuống thấp hơn nữa. Ông dự đoán kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,2% vào quý 4.
Theo ông Nick Kounis từ ABN Amro, kinh tế Eurozone đang dịch chuyển tới vùng suy thoái, trong đó lĩnh vực chế tạo có thể sẽ giảm sút tăng trưởng trong những tháng tới. Số đơn hàng của các nhà máy giảm, các hãng sản xuất điều chỉnh sản xuất bởi chính phủ cắt giảm chi tiêu và cuộc khủng hoảng nợ công làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp. Do đó sản lượng công nghiệp có thể giảm khá mạnh trong quý 4. Các công ty khắp châu Âu cảnh báo nhu cầu giảm có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát tăng, thất nghiệp nhiều và chi tiêu tiêu dùng giảm.
Sản lượng công nghiệp sụt giảm càng gây thêm sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ lên Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để hỗ trợ nền kinh tế Eurozone. Trong tháng này ECB đã hạ lãi suất 25 điểm cơ bản xuống 1,25% dưới triều đại mới Mario Draghi, người đã cảnh báo Eurozone suy thoái nhẹ. Nhiều nhà kinh tế dự báo ECB sẽ tiếp tục hạ lãi suất vào tháng tới.
Cuộc khủng hoảng nợ công cũng làm giới đầu tư lo âu và lo ngại Eurozone bị chia nhỏ có thể châm ngòi cho sự hỗn loạn tài chính có thể tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính được khơi nguồn từ sự sụp đổ của Lehman Brothers hồi năm 2008. Chính nỗi lo đó ít nhiều góp phần đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm trong phiên 14/11 vượt lên 6% lần đầu tiên kể từ tháng 8, gây thêm khó khăn cho đợt phát hành trái phiếu nhằm huy động 7,5 tỷ euro trong tuần này./.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), sản lượng công nghiệp tháng 9 của Eurozone đã giảm 2%, châm ngòi cho đợt sụt giảm mạnh về cuối năm, do kinh tế khó khăn làm đơn hàng của các doanh nghiệp giảm, thu nhập co lại khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chính phủ các nước mạnh tay áp dụng các biện pháp khắc khổ.
Sản lượng công nghiệp sụt giảm khá mạnh tại hai nền kinh tế hàng đầu là Đức và Pháp với mức giảm tương ứng 2,9% và 1,9%. Đầu tháng này, Bộ kinh tế Đức đã thông báo số đơn hàng công nghiệp trong tháng 9 đã giảm với tốc mạnh nhất kể từ tháng 1/2009. Sản lượng công nghiệp của Italy, nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone, cũng giảm tới 4,8%.
Trước đó các nhà kinh tế lo ngại về sản lượng công nghiệp của toàn bộ Eurozone khi đưa ra dự báo sẽ giảm tới 2,2% vào tháng 9, nhưng tăng trưởng vẫn được ghi nhận ở các nền kinh tế nhỏ hơn như Áo, Slovakia và Tây Ban Nha.
[ADB kêu gọi Trung Quốc, Ấn Độ giải cứu Eurozone]
Theo nhà kinh tế Francois Cabau từ Barclays Capital, rõ ràng là thông tin đó không báo trước điềm lành cho tương lai của Eurozone. Nếu các nhà lãnh đạo không tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công, lòng tin của giới doanh nghiệp sẽ còn rớt xuống thấp hơn nữa. Ông dự đoán kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,2% vào quý 4.
Theo ông Nick Kounis từ ABN Amro, kinh tế Eurozone đang dịch chuyển tới vùng suy thoái, trong đó lĩnh vực chế tạo có thể sẽ giảm sút tăng trưởng trong những tháng tới. Số đơn hàng của các nhà máy giảm, các hãng sản xuất điều chỉnh sản xuất bởi chính phủ cắt giảm chi tiêu và cuộc khủng hoảng nợ công làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp. Do đó sản lượng công nghiệp có thể giảm khá mạnh trong quý 4. Các công ty khắp châu Âu cảnh báo nhu cầu giảm có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát tăng, thất nghiệp nhiều và chi tiêu tiêu dùng giảm.
Sản lượng công nghiệp sụt giảm càng gây thêm sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ lên Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để hỗ trợ nền kinh tế Eurozone. Trong tháng này ECB đã hạ lãi suất 25 điểm cơ bản xuống 1,25% dưới triều đại mới Mario Draghi, người đã cảnh báo Eurozone suy thoái nhẹ. Nhiều nhà kinh tế dự báo ECB sẽ tiếp tục hạ lãi suất vào tháng tới.
Cuộc khủng hoảng nợ công cũng làm giới đầu tư lo âu và lo ngại Eurozone bị chia nhỏ có thể châm ngòi cho sự hỗn loạn tài chính có thể tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính được khơi nguồn từ sự sụp đổ của Lehman Brothers hồi năm 2008. Chính nỗi lo đó ít nhiều góp phần đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm trong phiên 14/11 vượt lên 6% lần đầu tiên kể từ tháng 8, gây thêm khó khăn cho đợt phát hành trái phiếu nhằm huy động 7,5 tỷ euro trong tuần này./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)