Theo báo cáo của Cục Trồng trọt tại hội nghị sơ kết sản xuất lúa năm 2011 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2011-2012 ở các tỉnh Nam bộ ngày 28/10, tổng diện tích sản xuất lúa trong năm 2011 toàn vùng Nam bộ là 4,5 triệu ha, tăng 129.479ha.
Năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha, sản lượng đạt trên 25,2 triệu tấn, tăng 1,719 triệu tấn so với năm 2010.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích, năng suất và sản lượng lúa lớn nhất với tổng diện tích gieo cấy trong năm 2011 đạt trên 4 triệu ha, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha, sản lượng đạt trên 23 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2010.
Thành công lớn nhất trong sản xuất lúa năm 2011 ở các tỉnh Nam bộ là tình hình sâu rầy dịch bệnh đã được dự báo và khống chế với diện tích bị nhiễm bệnh và thiệt hại rất ít.
Nhiều địa phương đã hướng dẫn nông dân ứng dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa như sử dụng giống lúa cấp xác nhận, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, thực hiện chương trình “3 giảm-3 tăng,” chương trình “5 phải-1 giảm,” chương trình “cánh đồng mẫu lớn” từ đó đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa, giúp cho lợi nhuận của nông dân tăng cao, đưa sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2011, cao nhất từ trước đến nay.
Theo kế hoạch, trong vụ lúa Đông Xuân 2011-2012, toàn vùng Nam bộ sẽ gieo cấy 1.679.014ha, giảm 11.200ha, năng suất dự kiến đạt 6,691 tấn/ha, tăng 0,52 tấn/ha, sản lượng 11,2 triệu tấn, tăng 12.500 tấn.
Thời gian xuống giống được chia ra làm hai đợt chính. Đợt 1 từ ngày 5-30/11 xuống giống khoảng 700.000ha, đợt 2 từ ngày 5-30/12 xuống giống 600.000ha.
Khó khăn trong vụ Đông Xuân 2011-2012 là tình hình nước lũ ở các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long vẫn còn ngập sâu, một số tỉnh muốn gieo cấy sớm sẽ phải bơm tát, ước diện tích phải bơm tát để xuống giống khoảng 400.000ha, một số vùng hạ lưu nếu xuống giống trễ có thể sẽ bị khô hạn và xâm nhập mặn vào cuối vụ.
Hội nghị cũng được nghe báo cáo của các Cục, Vụ, Viện về công tác bảo vệ thực vật cây lúa năm 2011, dự báo tình hình dịch hại vụ lúa Đông Xuân 2011-2012, tình hình nguồn nước tưới và giải pháp đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ Đông Xuân 2011-2012 ở các tỉnh Nam bộ, ý kiến của các địa phương và ngành nông nghiệp về công tác đầu tư hệ thống thủy lợi, hỗ trợ giống, vật tư cho nông dân vùng thiệt hại do lũ, công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng hạt lúa cho nông dân ngay trong vụ Đông Xuân tới./.
Năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha, sản lượng đạt trên 25,2 triệu tấn, tăng 1,719 triệu tấn so với năm 2010.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích, năng suất và sản lượng lúa lớn nhất với tổng diện tích gieo cấy trong năm 2011 đạt trên 4 triệu ha, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha, sản lượng đạt trên 23 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2010.
Thành công lớn nhất trong sản xuất lúa năm 2011 ở các tỉnh Nam bộ là tình hình sâu rầy dịch bệnh đã được dự báo và khống chế với diện tích bị nhiễm bệnh và thiệt hại rất ít.
Nhiều địa phương đã hướng dẫn nông dân ứng dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa như sử dụng giống lúa cấp xác nhận, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, thực hiện chương trình “3 giảm-3 tăng,” chương trình “5 phải-1 giảm,” chương trình “cánh đồng mẫu lớn” từ đó đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa, giúp cho lợi nhuận của nông dân tăng cao, đưa sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2011, cao nhất từ trước đến nay.
Theo kế hoạch, trong vụ lúa Đông Xuân 2011-2012, toàn vùng Nam bộ sẽ gieo cấy 1.679.014ha, giảm 11.200ha, năng suất dự kiến đạt 6,691 tấn/ha, tăng 0,52 tấn/ha, sản lượng 11,2 triệu tấn, tăng 12.500 tấn.
Thời gian xuống giống được chia ra làm hai đợt chính. Đợt 1 từ ngày 5-30/11 xuống giống khoảng 700.000ha, đợt 2 từ ngày 5-30/12 xuống giống 600.000ha.
Khó khăn trong vụ Đông Xuân 2011-2012 là tình hình nước lũ ở các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long vẫn còn ngập sâu, một số tỉnh muốn gieo cấy sớm sẽ phải bơm tát, ước diện tích phải bơm tát để xuống giống khoảng 400.000ha, một số vùng hạ lưu nếu xuống giống trễ có thể sẽ bị khô hạn và xâm nhập mặn vào cuối vụ.
Hội nghị cũng được nghe báo cáo của các Cục, Vụ, Viện về công tác bảo vệ thực vật cây lúa năm 2011, dự báo tình hình dịch hại vụ lúa Đông Xuân 2011-2012, tình hình nguồn nước tưới và giải pháp đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ Đông Xuân 2011-2012 ở các tỉnh Nam bộ, ý kiến của các địa phương và ngành nông nghiệp về công tác đầu tư hệ thống thủy lợi, hỗ trợ giống, vật tư cho nông dân vùng thiệt hại do lũ, công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng hạt lúa cho nông dân ngay trong vụ Đông Xuân tới./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)