Nhiều đơn vị sản xuất càphê ở Đắk Lắk áp dụng biện pháp thâm canh kỹ thuật tiên tiến, sản suất thân thiện với môi trường, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm.
Qua phân tích sinh hóa, chất lượng sản phẩm càphê nhân được cải thiện đáng kể, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm càphê sạch có giá trị xuất khẩu tăng đáng kể, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên càphê Thắng Lợi (Đắk Lắk) có trên 2.000ha càphê, trong đó phân vùng sản xuất càphê sạch diện tích 1.200ha. Doanh nghiệp đã đưa tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh vườn cây và áp dụng quản lý dịch hai IPM. Trong quá trình sản xuất công ty thực hiện bón lượng phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ theo tỷ lệ hợp lý, vừa tăng độ phì cho đất, vừa bảo đảm vườn càphê phát triển sung sức và sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Công ty không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm. Sau khi xây dựng cơ sở chế biến càphê bột, công ty sử dụng trên 20% sản lượng càphê quả tươi thu hoạch trên vườn cây này đưa vào chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm càphê nhân sau khi xuất xưởng đạt chất lượng cao hơn so với những sản phẩm được chế biến khô và giá trị thu đựợc cũng cao hơn từ 5 đến 7%. Phát triển được vườn càphê sạch, công ty đã mở xưởng chế biến càphê bột chất lượng cao Coffe Victoria với sản lượng từ 500 đến 800 tấn sản phẩm năm.
Công ty càphê Buôn Hồ là đơn thí điểm của Tổng công ty càphê Việt Nam thực hiện chương trình sản xuất càphê sạch. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hàng năm công ty đã cải tạo những cây càphê già cỗi năng suất thấp, bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép cây (dòng vô tính) với chồi ghép được lấy từ những cây cà phê có đặc tính ưu việt.
Sau khi đưa vườn cây vào kinh doanh, công ty đã tạo được vườn càphê phát triển đồng đều, tỷ lệ sản phẩm càphê R1 tăng. Năm 2008, công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến ướt tiên tiến theo công nghệ Brazil, bảo đảm yêu cầu chế biến toàn bộ sản phẩm càphê quả tươi của đơn vị và của bà con công nhân liên kết sản xuất.
Trong mùa thu hoạch, công ty thực hiện hái quả chín trên 90% và khi đưa vào xưởng chế biến sản phẩm được quản lý trên từng công đoạn theo tiêu chuẩn 10CTN95-98. Nhờ vậy, sản phẩm càphê nhân của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, giá trị 1 tấn sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu cao hơn cùng loại từ 5 đến 10% và người lao động tăng thêm thu nhập 300.000-600.000 đồng.
Được khuyến khích của ngành nông nghiệp, các đơn vị Công ty càphê Tháng Mười, Công ty càphê Phước An, Công ty càphê Ea Pôk (Đắk Lắk), Công ty càphê Ea Sim, Công ty càphê Việt Thắng, Công ty càphê Đ’rao và Công ty càphê Ea Nin (Tổng Công ty càphê Việt Nam) đã thực hiện sản xuất càphê sạch bằng việc áp dụng quản lý dịch hại IPM, tăng lượng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình chăm bón; đồng thời tăng sản lượng cà phê chế biến từ quả tươi, quản lý chặt chẽ việc thu hái và phơi sấy sản phẩm.
Các công ty càphê đã đầu tư các thiết bị mới như xay xát quả khô, đánh bóng hạt, tách màu, sàng lọc loại bỏ tạp chất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm xuất khẩu được nâng lên, nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
Qua phân tích sinh hóa, chất lượng sản phẩm càphê nhân được cải thiện đáng kể, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm càphê sạch có giá trị xuất khẩu tăng đáng kể, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên càphê Thắng Lợi (Đắk Lắk) có trên 2.000ha càphê, trong đó phân vùng sản xuất càphê sạch diện tích 1.200ha. Doanh nghiệp đã đưa tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh vườn cây và áp dụng quản lý dịch hai IPM. Trong quá trình sản xuất công ty thực hiện bón lượng phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ theo tỷ lệ hợp lý, vừa tăng độ phì cho đất, vừa bảo đảm vườn càphê phát triển sung sức và sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Công ty không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm. Sau khi xây dựng cơ sở chế biến càphê bột, công ty sử dụng trên 20% sản lượng càphê quả tươi thu hoạch trên vườn cây này đưa vào chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm càphê nhân sau khi xuất xưởng đạt chất lượng cao hơn so với những sản phẩm được chế biến khô và giá trị thu đựợc cũng cao hơn từ 5 đến 7%. Phát triển được vườn càphê sạch, công ty đã mở xưởng chế biến càphê bột chất lượng cao Coffe Victoria với sản lượng từ 500 đến 800 tấn sản phẩm năm.
Công ty càphê Buôn Hồ là đơn thí điểm của Tổng công ty càphê Việt Nam thực hiện chương trình sản xuất càphê sạch. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hàng năm công ty đã cải tạo những cây càphê già cỗi năng suất thấp, bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép cây (dòng vô tính) với chồi ghép được lấy từ những cây cà phê có đặc tính ưu việt.
Sau khi đưa vườn cây vào kinh doanh, công ty đã tạo được vườn càphê phát triển đồng đều, tỷ lệ sản phẩm càphê R1 tăng. Năm 2008, công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến ướt tiên tiến theo công nghệ Brazil, bảo đảm yêu cầu chế biến toàn bộ sản phẩm càphê quả tươi của đơn vị và của bà con công nhân liên kết sản xuất.
Trong mùa thu hoạch, công ty thực hiện hái quả chín trên 90% và khi đưa vào xưởng chế biến sản phẩm được quản lý trên từng công đoạn theo tiêu chuẩn 10CTN95-98. Nhờ vậy, sản phẩm càphê nhân của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, giá trị 1 tấn sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu cao hơn cùng loại từ 5 đến 10% và người lao động tăng thêm thu nhập 300.000-600.000 đồng.
Được khuyến khích của ngành nông nghiệp, các đơn vị Công ty càphê Tháng Mười, Công ty càphê Phước An, Công ty càphê Ea Pôk (Đắk Lắk), Công ty càphê Ea Sim, Công ty càphê Việt Thắng, Công ty càphê Đ’rao và Công ty càphê Ea Nin (Tổng Công ty càphê Việt Nam) đã thực hiện sản xuất càphê sạch bằng việc áp dụng quản lý dịch hại IPM, tăng lượng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình chăm bón; đồng thời tăng sản lượng cà phê chế biến từ quả tươi, quản lý chặt chẽ việc thu hái và phơi sấy sản phẩm.
Các công ty càphê đã đầu tư các thiết bị mới như xay xát quả khô, đánh bóng hạt, tách màu, sàng lọc loại bỏ tạp chất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm xuất khẩu được nâng lên, nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)