Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/8 cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) toàn ngành tháng Tám đã có bước cải thiện đáng kể khi tăng 4,1% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng, IPP tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IPP ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9% ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9% ; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%.
Theo Tổng cục Thống kê một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tám tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là đóng tàu và cấu kiện nổi tăng trên 150%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng trên 64%; sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng gần 44%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 29%; khai thác dầu thô tăng gần 14%...
Tuy vậy, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng thời điểm năm trước vẫn còn cao, mặc dù đã giảm dần từ mức xấp xỉ 44% (ngày 1/3) xuống mức 20,8% (đến ngày 1/8) so với cùng thời điểm năm trước.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 81,6%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 69,2%; sản xuất xi măng tăng 50,6%; sản xuất pin và ắcquy tăng 40,2%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%; sản xuất bia tăng 28,8%...
Điều này cho thấy, mặc dù sản xuất đã có khởi sắc nhưng sức mua của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện nên doanh nghiệp sản xuất vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn.
Vì vậy, bên cạnh các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp quyết liệt tăng sức mua để giải phóng hàng tồn kho./.
Tính chung 8 tháng, IPP tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IPP ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9% ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9% ; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%.
Theo Tổng cục Thống kê một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tám tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là đóng tàu và cấu kiện nổi tăng trên 150%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng trên 64%; sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng gần 44%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 29%; khai thác dầu thô tăng gần 14%...
Tuy vậy, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng thời điểm năm trước vẫn còn cao, mặc dù đã giảm dần từ mức xấp xỉ 44% (ngày 1/3) xuống mức 20,8% (đến ngày 1/8) so với cùng thời điểm năm trước.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 81,6%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 69,2%; sản xuất xi măng tăng 50,6%; sản xuất pin và ắcquy tăng 40,2%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%; sản xuất bia tăng 28,8%...
Điều này cho thấy, mặc dù sản xuất đã có khởi sắc nhưng sức mua của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện nên doanh nghiệp sản xuất vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn.
Vì vậy, bên cạnh các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp quyết liệt tăng sức mua để giải phóng hàng tồn kho./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)