Theo Vụ Kinh tế Công nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010, sản xuất công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh dần trong những tháng cuối năm; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 794.200 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009.
Năm 2010, giá trị sản xuất của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 175.800 tỷ đồng (chiếm 22,1% toàn ngành công nghiệp), tăng 7,4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 284.900 tỷ đồng (chiếm 35,9% toàn ngành công nghiệp), tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 333.400 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 42% so với toàn ngành công nghiệp), tăng 17,2%.
Tiêu thụ công nghiệp chế biến, chế tạo tốt hơn rất nhiều
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, năm 2010, ngành công nghiệp khai thác ước chỉ đạt 38.900 tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm 2009. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 710.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 89,5% so với toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009 - gấp đôi chỉ số này của năm ngoái; ngành công nghiệp điện, khí đốt và nước ước đạt 44.300 tỷ đồng, cũng có mức tăng 14,8%.
Mức tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm nay tốt hơn rất nhiều so với năm 2009 là năm kinh tế thế giới suy thoái và kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy giảm. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm tới gần 90% toàn ngành công nghiệp đang trên đà phục hồi và phát triển tốt.
Những tháng có chỉ số tiêu thụ cao nhất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2010 so với cùng kỳ năm trước như tháng Giêng tăng 53,4% (tháng áp Tết Nguyên đán), tháng Tư tăng 28,4% và tháng 10 tăng 13,9%, tháng 11 tăng 15,7%. Những tháng có chỉ số tiêu thụ thấp như tháng Hai - tháng nghỉ Tết Nguyên đán, giảm 3,4%; tháng Năm tăng 6,6% và tháng Sáu tăng 7,8%.
Tình hình tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại có biến động khá phức tạp theo hướng tồn kho thấp ở những tháng đầu năm, cao ở những tháng giữa năm và giảm dần vào các tháng cuối năm.
Đến ngày 1/12 vừa qua, một số sản phẩm có chỉ số tồn kho cao so với thời điểm cùng kỳ năm trước như xe ôtô 4 chỗ tăng tới 250%; càphê hỗn hợp hòa tan tăng 123,8%; giày, dép, vải tăng 195,2%; sữa tươi tiệt trùng tăng 175,2%; cáp đồng trục tăng 156,8%; tủ lạnh, tủ đá tăng 99%, bia đóng chai tăng 83,2%.
Khó khăn vẫn còn
Nhìn chung năm 2010, sản xuất công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh dần trong những tháng cuối năm. Cùng với đà phục hồi này, dự kiến lao động toàn ngành công nghiệp tháng 12 tăng 0,6% so với tháng trước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Kinh tế Công nghiệp, thời gian tới sản xuất công nghiệp còn tiếp tục gặp gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành.
Giá vàng, USD và lãi suất vay vốn cao, kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Giá một số nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu, đặc biệt là các nguyên vật liệu nhập ngoại, tăng cao, thiếu ổn định. Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất, tiêu thụ, xuất, nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế ngày càng khắc nghiệt, khó khăn. Cơ sở hạ tầng tuy có phát triển nhưng còn nhiều bất cập, hạn chế.
Điện phục vụ sản xuất mặc dù có phát triển nhưng thiếu ổn định, không đáp ứng đủ nhu cầu, chủ yếu do nguồn nước phục vụ thủy điện năm 2010 và thời gian tới dự báo giảm nhiều so với các năm trước.
Vì vậy, Vụ Kinh tế Công nghiệp đưa ra kiến nghị ngành điện cần có chiến lược đầu tư và phát triển nhanh, hiệu quả các nhà máy phát điện mới.
Đồng thời, ngành điện cũng cần có chính sách phù hợp, linh hoạt về giá mua điện phát trên lưới điện quốc gia đối với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam để khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất điện đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất ngày càng gia tăng”./.
Tính chung năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 794.200 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009.
Năm 2010, giá trị sản xuất của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 175.800 tỷ đồng (chiếm 22,1% toàn ngành công nghiệp), tăng 7,4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 284.900 tỷ đồng (chiếm 35,9% toàn ngành công nghiệp), tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 333.400 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 42% so với toàn ngành công nghiệp), tăng 17,2%.
Tiêu thụ công nghiệp chế biến, chế tạo tốt hơn rất nhiều
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, năm 2010, ngành công nghiệp khai thác ước chỉ đạt 38.900 tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm 2009. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 710.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 89,5% so với toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009 - gấp đôi chỉ số này của năm ngoái; ngành công nghiệp điện, khí đốt và nước ước đạt 44.300 tỷ đồng, cũng có mức tăng 14,8%.
Mức tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm nay tốt hơn rất nhiều so với năm 2009 là năm kinh tế thế giới suy thoái và kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy giảm. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm tới gần 90% toàn ngành công nghiệp đang trên đà phục hồi và phát triển tốt.
Những tháng có chỉ số tiêu thụ cao nhất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2010 so với cùng kỳ năm trước như tháng Giêng tăng 53,4% (tháng áp Tết Nguyên đán), tháng Tư tăng 28,4% và tháng 10 tăng 13,9%, tháng 11 tăng 15,7%. Những tháng có chỉ số tiêu thụ thấp như tháng Hai - tháng nghỉ Tết Nguyên đán, giảm 3,4%; tháng Năm tăng 6,6% và tháng Sáu tăng 7,8%.
Tình hình tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại có biến động khá phức tạp theo hướng tồn kho thấp ở những tháng đầu năm, cao ở những tháng giữa năm và giảm dần vào các tháng cuối năm.
Đến ngày 1/12 vừa qua, một số sản phẩm có chỉ số tồn kho cao so với thời điểm cùng kỳ năm trước như xe ôtô 4 chỗ tăng tới 250%; càphê hỗn hợp hòa tan tăng 123,8%; giày, dép, vải tăng 195,2%; sữa tươi tiệt trùng tăng 175,2%; cáp đồng trục tăng 156,8%; tủ lạnh, tủ đá tăng 99%, bia đóng chai tăng 83,2%.
Khó khăn vẫn còn
Nhìn chung năm 2010, sản xuất công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh dần trong những tháng cuối năm. Cùng với đà phục hồi này, dự kiến lao động toàn ngành công nghiệp tháng 12 tăng 0,6% so với tháng trước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Kinh tế Công nghiệp, thời gian tới sản xuất công nghiệp còn tiếp tục gặp gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của ngành.
Giá vàng, USD và lãi suất vay vốn cao, kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Giá một số nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu, đặc biệt là các nguyên vật liệu nhập ngoại, tăng cao, thiếu ổn định. Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất, tiêu thụ, xuất, nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế ngày càng khắc nghiệt, khó khăn. Cơ sở hạ tầng tuy có phát triển nhưng còn nhiều bất cập, hạn chế.
Điện phục vụ sản xuất mặc dù có phát triển nhưng thiếu ổn định, không đáp ứng đủ nhu cầu, chủ yếu do nguồn nước phục vụ thủy điện năm 2010 và thời gian tới dự báo giảm nhiều so với các năm trước.
Vì vậy, Vụ Kinh tế Công nghiệp đưa ra kiến nghị ngành điện cần có chiến lược đầu tư và phát triển nhanh, hiệu quả các nhà máy phát điện mới.
Đồng thời, ngành điện cũng cần có chính sách phù hợp, linh hoạt về giá mua điện phát trên lưới điện quốc gia đối với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam để khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất điện đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất ngày càng gia tăng”./.
Nguyễn Huyền (TTXVN/Vietnam+)