Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất công nghiệp trong bảy tháng qua vẫn gặp nhiều khó khăn do sức mua giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tuy có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao...
Trong đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần từ mức 34,9% tại thời điểm ngày 1/3 xuống lần lượt là 32,1%; 29,4%; 26% vào đầu tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu.
Cụ thể, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/7/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao; trong đó sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng tới 103,3%; mức tăng tồn kho thấp nhất là ngành sản xuất thuốc hóa và dược liệu là 1,1%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm nhiều nhất là 52,4% của ngành sản xuất đường; ít nhất là ngành sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 4%.
Tuy nhiên, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến sáu tháng đầu năm lại tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất xe có động cơ đạt chỉ số tiêu thụ cao với mức tăng 70,3%; tiếp theo là ngành may trang phục; hàng điện tử dân dụng; hàng may sẵn.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất công nghiệp tuy vẫn còn khó khăn nhưng những nỗ lực vừa qua của các cấp, các ngành đã dần phát huy tác dụng, kịp thời tháo gỡ khó khăn trước mắt về nguồn vốn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, cơ cấu lại và chuyển đổi mục đích sản xuất kinh doanh phù hợp.
Nhờ vậy, tính chung bảy tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải có mức tăng cao nhất là 9,8%; tiếp đến là sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 13,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3% và thấp nhất là ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%./.
Trong đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần từ mức 34,9% tại thời điểm ngày 1/3 xuống lần lượt là 32,1%; 29,4%; 26% vào đầu tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu.
Cụ thể, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/7/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao; trong đó sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng tới 103,3%; mức tăng tồn kho thấp nhất là ngành sản xuất thuốc hóa và dược liệu là 1,1%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm nhiều nhất là 52,4% của ngành sản xuất đường; ít nhất là ngành sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 4%.
Tuy nhiên, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến sáu tháng đầu năm lại tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất xe có động cơ đạt chỉ số tiêu thụ cao với mức tăng 70,3%; tiếp theo là ngành may trang phục; hàng điện tử dân dụng; hàng may sẵn.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất công nghiệp tuy vẫn còn khó khăn nhưng những nỗ lực vừa qua của các cấp, các ngành đã dần phát huy tác dụng, kịp thời tháo gỡ khó khăn trước mắt về nguồn vốn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, cơ cấu lại và chuyển đổi mục đích sản xuất kinh doanh phù hợp.
Nhờ vậy, tính chung bảy tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải có mức tăng cao nhất là 9,8%; tiếp đến là sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 13,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3% và thấp nhất là ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%./.
Hải Yến (TTXVN)