Phân bón hữu cơ vi sinh từ vỏ cây nguyên liệu giấy được Công ty Cổ phần Công đoàn Bãi Bằng (Phú Thọ) ứng dụng thành công đã đem lại hiệu quả bước đầu cho sản xuất nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đây là nội dung của Dự án “Mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại tỉnh Phú Thọ” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi.”
Ông Nguyễn Văn Khôi - Giám đốc Công ty Cổ phần Công đoàn Bãi Bằng, Chủ nhiệm dự án cho biết dự án được tiến hành từ năm 2010. Để sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ vi sinh vật Công ty tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương đó là vỏ các cây nguyên liệu giấy.
Quy trình tiến hành như sau, vỏ cây nguyên liệu giấy được nghiền, làm vụn đạt kích thước không vượt quá 0,2mm. Để điều chỉnh PH của nguyên liệu, Công ty bổ sung 3% vôi bột, độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 28-30%. Sau đó tiến hành phối trộn nguyên liệu và men ủ vi sinh vật; ủ nguyên liệu; kiểm tra độ an toàn của cơ chất; chuẩn bị chế phẩm vi sinh vật chức năng đậm đặc; phối trộn; sàng nghiền để cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đạt chất lượng.
Sau khi sản xuất thành công, dự án tiến hành khảo nghiệm hiệu lực phân hữu cơ vi sinh trên cây trồng là rau ăn lá ngắn ngày như su hào, bắp cải, súp lơ, đậu ăn quả, cà chua, dưa chuột; và được triển khai tại các xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao), An Đạo (huyện Phù Ninh), Tân Đức (thành phố Việt Trì) sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật thay thế toàn bộ phân chuồng và giảm 15% phân vô cơ.
Trong 2 năm thực hiện, dự án đã sản xuất 271,9 tấn rau các loại; tiêu thụ được sản phẩm thông qua các cửa hàng rau an toàn của các hợp tác xã tại thành phố Việt Trì.
Dự án cũng đã sản xuất 1.000kg chế phẩm vi sinh vật xử lý chất hữu cơ và 500 tấn phân hữu cơ vi sinh chức năng đạt yêu cầu, phục vụ mô hình thí điểm của dự án. Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh còn được bón cho các cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp tại địa phương và được đánh giá cao về chất lượng.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có chức năng cải tạo đất, làm cho đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn. Dùng phân hữu cơ vi sinh, các cây trồng trong mô hình cho năng suất cao và ổn định đạt 17,5-32,4 tấn/ha.
Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau an toàn của mô hình đều dưới ngưỡng cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản xuất thành công phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người nông dân tỉnh Phú Thọ hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao./.
Đây là nội dung của Dự án “Mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại tỉnh Phú Thọ” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi.”
Ông Nguyễn Văn Khôi - Giám đốc Công ty Cổ phần Công đoàn Bãi Bằng, Chủ nhiệm dự án cho biết dự án được tiến hành từ năm 2010. Để sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ vi sinh vật Công ty tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương đó là vỏ các cây nguyên liệu giấy.
Quy trình tiến hành như sau, vỏ cây nguyên liệu giấy được nghiền, làm vụn đạt kích thước không vượt quá 0,2mm. Để điều chỉnh PH của nguyên liệu, Công ty bổ sung 3% vôi bột, độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 28-30%. Sau đó tiến hành phối trộn nguyên liệu và men ủ vi sinh vật; ủ nguyên liệu; kiểm tra độ an toàn của cơ chất; chuẩn bị chế phẩm vi sinh vật chức năng đậm đặc; phối trộn; sàng nghiền để cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đạt chất lượng.
Sau khi sản xuất thành công, dự án tiến hành khảo nghiệm hiệu lực phân hữu cơ vi sinh trên cây trồng là rau ăn lá ngắn ngày như su hào, bắp cải, súp lơ, đậu ăn quả, cà chua, dưa chuột; và được triển khai tại các xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao), An Đạo (huyện Phù Ninh), Tân Đức (thành phố Việt Trì) sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật thay thế toàn bộ phân chuồng và giảm 15% phân vô cơ.
Trong 2 năm thực hiện, dự án đã sản xuất 271,9 tấn rau các loại; tiêu thụ được sản phẩm thông qua các cửa hàng rau an toàn của các hợp tác xã tại thành phố Việt Trì.
Dự án cũng đã sản xuất 1.000kg chế phẩm vi sinh vật xử lý chất hữu cơ và 500 tấn phân hữu cơ vi sinh chức năng đạt yêu cầu, phục vụ mô hình thí điểm của dự án. Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh còn được bón cho các cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp tại địa phương và được đánh giá cao về chất lượng.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có chức năng cải tạo đất, làm cho đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn. Dùng phân hữu cơ vi sinh, các cây trồng trong mô hình cho năng suất cao và ổn định đạt 17,5-32,4 tấn/ha.
Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau an toàn của mô hình đều dưới ngưỡng cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản xuất thành công phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người nông dân tỉnh Phú Thọ hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao./.
Vũ Bắc (TTXVN)