Sau hai năm thực hiện, công trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Công trình do Kỹ sư Phạm Hồng Hải, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học-Công nghệ Nghệ An, thực hiện.
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bị suy thoái, xói mòn và mất dần khả năng canh tác. Nguyên nhân chính là do người dân quá lạm dụng các loại phân bón hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên.
Mặt khác, lượng phế thải từ sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh…) và từ các nhà máy chế biến (bùn, bã mía…) do không xử lý kịp thời đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Compost Maker gồm các chủng vi sinh vật; vi sinh vật phân giải xenllulo; vi sinh vật phân giải lân; vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật hỗ trợ trên nền than bùn có mật độ các chủng vi sinh vật từ 10 8 -10 9 CFU/g.
Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thự hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50%.
Ủ hỗn hợp với chiều cao tối đa của đống ủ 0,5 mét (nơi ủ có mái che để tránh mưa). Sản phẩm phân bón hữu cơ thu được tơi xốp, đạt mật độ các chủng vi sinh vật đưa vào xử lý lớn hơn hoặc bằng 10 6 CFU/g, không chứa các chủng vi sinh vật gây hại (như các loại nấm Fusarium, Aspergillus niger và vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây họ cà…), hàm lượng nitơ, kali, photpho hữu hiệu đạt tiêu chuẩn về phân bón.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời gian xử lý các hợp chất hữu cơ các chủng vi sinh vật phân giải nhanh; rút ngắn thời gian xử lý phế phụ phẩm; nhiệt độ sinh khối ủ tăng sau 1-2 ngày và đạt cực đại 45 - 70 0 C sau 7-15 ngày.
Sản phẩm tạo ra các chất giàu cácbon chuyển hóa màu và dễ bị mùn, khử được mùi hôi, an toàn đối với cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng 300.000 đồng, chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình 272.000 đồng. Như vậy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28.000 đồng/tấn.
Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)…
Tại xã Hùng Sơn (Anh Sơn) có 120 hộ tham gia mô hình và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm. Sau 30 ngày ủ, nguyên liệu được phân huỷ 100%, bón cho cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh. Chế phẩm sinh học Compost Maker đang được ngành nông nghiệp Nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra diện rộng.
Công trình đã được Hội đồng cấp Bộ đánh giá đạt kết quả xuất sắc và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An trao Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học-Công nghệ Nghệ An năm 2009./.
Công trình do Kỹ sư Phạm Hồng Hải, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học-Công nghệ Nghệ An, thực hiện.
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bị suy thoái, xói mòn và mất dần khả năng canh tác. Nguyên nhân chính là do người dân quá lạm dụng các loại phân bón hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên.
Mặt khác, lượng phế thải từ sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh…) và từ các nhà máy chế biến (bùn, bã mía…) do không xử lý kịp thời đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Compost Maker gồm các chủng vi sinh vật; vi sinh vật phân giải xenllulo; vi sinh vật phân giải lân; vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật hỗ trợ trên nền than bùn có mật độ các chủng vi sinh vật từ 10 8 -10 9 CFU/g.
Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thự hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50%.
Ủ hỗn hợp với chiều cao tối đa của đống ủ 0,5 mét (nơi ủ có mái che để tránh mưa). Sản phẩm phân bón hữu cơ thu được tơi xốp, đạt mật độ các chủng vi sinh vật đưa vào xử lý lớn hơn hoặc bằng 10 6 CFU/g, không chứa các chủng vi sinh vật gây hại (như các loại nấm Fusarium, Aspergillus niger và vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây họ cà…), hàm lượng nitơ, kali, photpho hữu hiệu đạt tiêu chuẩn về phân bón.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời gian xử lý các hợp chất hữu cơ các chủng vi sinh vật phân giải nhanh; rút ngắn thời gian xử lý phế phụ phẩm; nhiệt độ sinh khối ủ tăng sau 1-2 ngày và đạt cực đại 45 - 70 0 C sau 7-15 ngày.
Sản phẩm tạo ra các chất giàu cácbon chuyển hóa màu và dễ bị mùn, khử được mùi hôi, an toàn đối với cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng 300.000 đồng, chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình 272.000 đồng. Như vậy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28.000 đồng/tấn.
Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)…
Tại xã Hùng Sơn (Anh Sơn) có 120 hộ tham gia mô hình và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm. Sau 30 ngày ủ, nguyên liệu được phân huỷ 100%, bón cho cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh. Chế phẩm sinh học Compost Maker đang được ngành nông nghiệp Nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra diện rộng.
Công trình đã được Hội đồng cấp Bộ đánh giá đạt kết quả xuất sắc và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An trao Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học-Công nghệ Nghệ An năm 2009./.
Viết Hùng (Vietnam+)