Tại cuộc hội thảo được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã giới thiệu Kết quả Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam-VBiS quý 2 năm 2010 (VBiS_II_2010).
Theo khảo sát, tổng quan tình hình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 2 năm 2010 tốt hơn hẳn so với quý trước. Trong đó nổi bật là chỉ tiêu lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm tăng lên (quý 1 năm 2010 đạt -26 điểm, nhưng sang quý 2 đạt 5 điểm); sản phẩm tồn kho giảm mạnh (đạt -17 điểm) tức là tình hình tiêu thụ được cải thiện rất tốt.
Chỉ số này khẳng định tình hình sản xuất-kinh doanh đang trên đà cải thiện khá nhanh chóng. Hơn nữa, các doanh nghiệp kỳ vọng rằng tổng quan tình hình sản xuất-kinh doanh trong quý 3 còn tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn so với sự phục hồi đã đạt được trong quý 2.
Theo kết quả này, môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô và các điều kiện sản xuất-kinh doanh quý 2 đều được đánh giá tốt hơn quý 1 rất rõ. Yếu tố có tác động trực tiếp lớn đến sự cải thiện tình hình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp là sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; sự cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường công nghệ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có kỳ vọng về sự chuyển biến đặc biệt của các điều kiện sản xuất-kinh doanh trong thời gian tới như chất lượng chính sách vĩ mô, tiếp cận vốn vay, điều kiện hạ tầng cơ sở, cung ứng lao động có nghề và cung ứng đất đai và giải phóng mặt bằng.
VBiS_II_2010 cho biết trong quý 2 này, 65% doanh nghiệp hiện phải vay ở mức lãi suất ngắn hạn là 12-13% trở lên, mức lãi vay này là quá cao so với hầu hết doanh nghiệp. Chỉ có 6% số doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này là hợp lý, trong khi đó 36% doanh nghiệp cho rằng không thể chịu được mức lãi vay này trong lâu dài. Mức lãi suất ngắn hạn hiện nay đang khá gần với giới hạn cao nhất mà các doanh nghiệp có thể chịu được.
55% số doanh nghiệp cho rằng yếu tố cắt điện, tắc đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, đây là vấn đề bức bách cần tháo gỡ ngay. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ hơn vai trò, sự cần thiết của nguồn năng lượng điện đối với hoạt động của mình cũng như của cả nền kinh tế và cho rằng phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn để tiết kiệm điện.
Qua xử lý kết quả khảo sát, nhiều doanh nghiệp ghi nhận môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách như cần có thêm các giải pháp tích cực tác động tới đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện được các cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường kinh doanh.../.
Theo khảo sát, tổng quan tình hình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 2 năm 2010 tốt hơn hẳn so với quý trước. Trong đó nổi bật là chỉ tiêu lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm tăng lên (quý 1 năm 2010 đạt -26 điểm, nhưng sang quý 2 đạt 5 điểm); sản phẩm tồn kho giảm mạnh (đạt -17 điểm) tức là tình hình tiêu thụ được cải thiện rất tốt.
Chỉ số này khẳng định tình hình sản xuất-kinh doanh đang trên đà cải thiện khá nhanh chóng. Hơn nữa, các doanh nghiệp kỳ vọng rằng tổng quan tình hình sản xuất-kinh doanh trong quý 3 còn tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn so với sự phục hồi đã đạt được trong quý 2.
Theo kết quả này, môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô và các điều kiện sản xuất-kinh doanh quý 2 đều được đánh giá tốt hơn quý 1 rất rõ. Yếu tố có tác động trực tiếp lớn đến sự cải thiện tình hình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp là sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; sự cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường công nghệ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có kỳ vọng về sự chuyển biến đặc biệt của các điều kiện sản xuất-kinh doanh trong thời gian tới như chất lượng chính sách vĩ mô, tiếp cận vốn vay, điều kiện hạ tầng cơ sở, cung ứng lao động có nghề và cung ứng đất đai và giải phóng mặt bằng.
VBiS_II_2010 cho biết trong quý 2 này, 65% doanh nghiệp hiện phải vay ở mức lãi suất ngắn hạn là 12-13% trở lên, mức lãi vay này là quá cao so với hầu hết doanh nghiệp. Chỉ có 6% số doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này là hợp lý, trong khi đó 36% doanh nghiệp cho rằng không thể chịu được mức lãi vay này trong lâu dài. Mức lãi suất ngắn hạn hiện nay đang khá gần với giới hạn cao nhất mà các doanh nghiệp có thể chịu được.
55% số doanh nghiệp cho rằng yếu tố cắt điện, tắc đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, đây là vấn đề bức bách cần tháo gỡ ngay. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ hơn vai trò, sự cần thiết của nguồn năng lượng điện đối với hoạt động của mình cũng như của cả nền kinh tế và cho rằng phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn để tiết kiệm điện.
Qua xử lý kết quả khảo sát, nhiều doanh nghiệp ghi nhận môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách như cần có thêm các giải pháp tích cực tác động tới đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện được các cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường kinh doanh.../.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)