Chiều 5/8, tại Hà Nội, Tổ công tác và nhóm đánh giá việc thực thi công ước phòng chống tham nhũng đã họp để triển khai nhiệm vụ từ nay đến năm 2011.
Đây là hoạt động chuẩn bị cho việc Việt Nam được đánh giá về kết quả thực thi Công ước Phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc sắp tới.
Theo kết quả bốc thăm tại Áo vào tháng 7 vừa qua, Việt Nam sẽ là nước được đánh giá trong năm 2011, năm thứ hai của chu trình đánh giá đầu tiên. Thời gian tiến hành đánh giá bắt đầu từ tháng 6/2011 và kéo dài trong thời hạn tối đa là sáu tháng. Nội dung đánh giá bao gồm việc thực hiện các quy định của Công ước về hình sự hóa, thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế.
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận chương trình hoạt động của Nhóm công tác để chuẩn bị cho việc Việt Nam được đánh giá vào năm 2011.
Các công việc cần chuẩn bị gồm dịch hướng dẫn pháp lý dành cho việc thực thi Công ước; hệ thống hóa dữ liệu các tài liệu hiện có về Công ước, việc thực thi và đánh giá Công ước gửi đến các thành viên Nhóm công tác thực thi Công ước; xây dựng báo cáo tổng hợp, đề xuất qua nghiên cứu bốn Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên; xây dựng Chiến lược truyền thông về Công ước và việc thực thi Công ước; tổ chức chương trình bồi dưỡng nội dung, kỹ năng về đánh giá cho Nhóm công tác.
Bên cạnh đó còn các công việc như xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương báo cáo công tác phòng chống tham nhũng theo Mẫu báo cáo đánh giá quốc gia; hướng dẫn xây dựng báo cáo cho các bộ, ngành, địa phương; xây dựng báo cáo tự đánh giá quốc gia, phục vụ cho việc Việt Nam được đánh giá năm 2011; tổ chức làm việc, cung cấp thông tin cho các chuyên gia quốc tế được giao đánh giá đối với Việt Nam về việc thực thi Công ước; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm qua việc Việt Nam được đánh giá; xây dựng báo cáo của Nhóm đánh giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả việc Việt Nam được đánh giá.
Các đại biểu cũng thống nhất việc cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với cơ quan chủ trì là Thanh tra Chính phủ trong việc thực thi Công ước…
Đánh giá tiến độ thực thi Công ước trong năm 2010, đến nay, một số công việc đã được hoàn thành như đề xuất cử nhóm chuyên gia Chính phủ tham gia Nhóm đánh giá việc thực thi Công ước theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước (Nghị quyết về cơ chế đánh giá); tham mưu, xây dựng cơ chế tự đánh giá quốc gia phục vụ việc xây dựng báo cáo quốc gia về phòng chống tham nhũng; dịch bốn Nghị quyết về phòng ngừa tham nhũng, hỗ trợ kỹ thuật, thu hồi tài sản và cơ chế đánh giá việc thực thi công ước sang tiếng Việt.
Các công việc nghiên cứu các Nghị quyết về phòng ngừa tham nhũng, về hỗ trợ kỹ thuật, về thu hồi tài sản; về cơ chế đánh giá việc thực thi Công ước; chuẩn bị tài liệu, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn Công ước và Kế hoạch thực hiện Công ước của Chính phủ; thường xuyên phối hợp với Ban Thư ký Công ước để nắm thông tin việc thực hiện Công ước qua đại diện cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động của Tổ công tác cũng đã được hoàn thành.
Tuy nhiên, tiến độ của một số chương trình con thuộc kế hoạch triển khai Công ước còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu được các thành viên chỉ ra là do số lượng công việc nhiều, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đơn vị khiến nhiều chương trình con buộc phải chậm lại.
Bên cạnh đó, tại một số chương trình, do có sự thay đổi về nhân sự, người chủ trì nên việc nắm lại công việc cũng gây mất nhiều thời gian hơn dự kiến./.
Đây là hoạt động chuẩn bị cho việc Việt Nam được đánh giá về kết quả thực thi Công ước Phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc sắp tới.
Theo kết quả bốc thăm tại Áo vào tháng 7 vừa qua, Việt Nam sẽ là nước được đánh giá trong năm 2011, năm thứ hai của chu trình đánh giá đầu tiên. Thời gian tiến hành đánh giá bắt đầu từ tháng 6/2011 và kéo dài trong thời hạn tối đa là sáu tháng. Nội dung đánh giá bao gồm việc thực hiện các quy định của Công ước về hình sự hóa, thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế.
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận chương trình hoạt động của Nhóm công tác để chuẩn bị cho việc Việt Nam được đánh giá vào năm 2011.
Các công việc cần chuẩn bị gồm dịch hướng dẫn pháp lý dành cho việc thực thi Công ước; hệ thống hóa dữ liệu các tài liệu hiện có về Công ước, việc thực thi và đánh giá Công ước gửi đến các thành viên Nhóm công tác thực thi Công ước; xây dựng báo cáo tổng hợp, đề xuất qua nghiên cứu bốn Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên; xây dựng Chiến lược truyền thông về Công ước và việc thực thi Công ước; tổ chức chương trình bồi dưỡng nội dung, kỹ năng về đánh giá cho Nhóm công tác.
Bên cạnh đó còn các công việc như xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương báo cáo công tác phòng chống tham nhũng theo Mẫu báo cáo đánh giá quốc gia; hướng dẫn xây dựng báo cáo cho các bộ, ngành, địa phương; xây dựng báo cáo tự đánh giá quốc gia, phục vụ cho việc Việt Nam được đánh giá năm 2011; tổ chức làm việc, cung cấp thông tin cho các chuyên gia quốc tế được giao đánh giá đối với Việt Nam về việc thực thi Công ước; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm qua việc Việt Nam được đánh giá; xây dựng báo cáo của Nhóm đánh giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả việc Việt Nam được đánh giá.
Các đại biểu cũng thống nhất việc cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với cơ quan chủ trì là Thanh tra Chính phủ trong việc thực thi Công ước…
Đánh giá tiến độ thực thi Công ước trong năm 2010, đến nay, một số công việc đã được hoàn thành như đề xuất cử nhóm chuyên gia Chính phủ tham gia Nhóm đánh giá việc thực thi Công ước theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước (Nghị quyết về cơ chế đánh giá); tham mưu, xây dựng cơ chế tự đánh giá quốc gia phục vụ việc xây dựng báo cáo quốc gia về phòng chống tham nhũng; dịch bốn Nghị quyết về phòng ngừa tham nhũng, hỗ trợ kỹ thuật, thu hồi tài sản và cơ chế đánh giá việc thực thi công ước sang tiếng Việt.
Các công việc nghiên cứu các Nghị quyết về phòng ngừa tham nhũng, về hỗ trợ kỹ thuật, về thu hồi tài sản; về cơ chế đánh giá việc thực thi Công ước; chuẩn bị tài liệu, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn Công ước và Kế hoạch thực hiện Công ước của Chính phủ; thường xuyên phối hợp với Ban Thư ký Công ước để nắm thông tin việc thực hiện Công ước qua đại diện cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động của Tổ công tác cũng đã được hoàn thành.
Tuy nhiên, tiến độ của một số chương trình con thuộc kế hoạch triển khai Công ước còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu được các thành viên chỉ ra là do số lượng công việc nhiều, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đơn vị khiến nhiều chương trình con buộc phải chậm lại.
Bên cạnh đó, tại một số chương trình, do có sự thay đổi về nhân sự, người chủ trì nên việc nắm lại công việc cũng gây mất nhiều thời gian hơn dự kiến./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)