Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các đối tượng sâu bệnh hại lúa nguy hiểm như: lùn sọc đen, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn đang phát sinh tại nhiều địa phương, nếu không cảnh giác và chủ động phòng trừ kịp thời sẽ có khả năng bùng phát thành dịch lớn và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Bệnh lùn sọc đen phát sinh và gây hại trên lúa tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị với diện tích nhiễm 427ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,5 ha; tỷ lệ bệnh 5-10%.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, mưa phùn vừa qua tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Bình làm một số diện tích mạ, lúa bị thiệt hại và xuất hiện dịch bệnh.
Sâu bệnh phát sinh chủ yếu trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, gồm: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ… Mặc dù vậy, các địa phương chủ động phun thuốc chữa trị kịp thời trên các diện tích lúa bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, tại một số tỉnh miền Trung, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân với diện tích khoảng 133ha. Diện tích này đã được khoanh vùng, nhổ vùi cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy.
Hiện tại vẫn còn một số địa phương có lúa nhiễm bệnh vàng lùn xoắn lá như Quảng Nam , Đà Nẵng và Bình Định.
Đối tượng rầy nâu cũng đang phát sinh mạnh tại các tỉnh phía Nam. Chỉ tính riêng tháng 3, diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu lên tới trên 50.000 ha, trong đó hơn 4.100ha nhiễm nặng, mật độ phổ biến từ 1.000-3.000 con/m2, nơi cao 3.000-.000 con/m2 tập trung nhiều tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh...
Ngoài một số đối tượng sâu bệnh kể trên, ở các địa phương phía Nam cũng phát sinh các đối tượng gây hại khác, nhưng ở mức độ nhẹ như: Sâu cuốn lá nhỏ, diện tích nhiễm khoảng 16.000 ha, mật độ phổ biến từ 10-20 con/m2.
Các tỉnh có sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện nhiều gồm: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Bình Thuận, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Gia Lai; bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn./.
Bệnh lùn sọc đen phát sinh và gây hại trên lúa tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị với diện tích nhiễm 427ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,5 ha; tỷ lệ bệnh 5-10%.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, mưa phùn vừa qua tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Bình làm một số diện tích mạ, lúa bị thiệt hại và xuất hiện dịch bệnh.
Sâu bệnh phát sinh chủ yếu trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, gồm: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ… Mặc dù vậy, các địa phương chủ động phun thuốc chữa trị kịp thời trên các diện tích lúa bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, tại một số tỉnh miền Trung, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân với diện tích khoảng 133ha. Diện tích này đã được khoanh vùng, nhổ vùi cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy.
Hiện tại vẫn còn một số địa phương có lúa nhiễm bệnh vàng lùn xoắn lá như Quảng Nam , Đà Nẵng và Bình Định.
Đối tượng rầy nâu cũng đang phát sinh mạnh tại các tỉnh phía Nam. Chỉ tính riêng tháng 3, diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu lên tới trên 50.000 ha, trong đó hơn 4.100ha nhiễm nặng, mật độ phổ biến từ 1.000-3.000 con/m2, nơi cao 3.000-.000 con/m2 tập trung nhiều tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh...
Ngoài một số đối tượng sâu bệnh kể trên, ở các địa phương phía Nam cũng phát sinh các đối tượng gây hại khác, nhưng ở mức độ nhẹ như: Sâu cuốn lá nhỏ, diện tích nhiễm khoảng 16.000 ha, mật độ phổ biến từ 10-20 con/m2.
Các tỉnh có sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện nhiều gồm: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Bình Thuận, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Gia Lai; bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)