Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 61/2013/QĐ-TTg về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Theo Quyết định, có 6 loại thông tin cần thiết cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia gồm: thông tin chung về kinh tế-xã hội; thông tin về tài khóa; thông tin về tiền tệ, ngân hàng; thông tin về kinh tế đối ngoại; thông tin về chính trị; các thông tin kinh tế-xã hội khác trên cơ sở đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng cung cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam.
Công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia là một quá trình thường xuyên nhằm trao đổi thông tin cập nhật với các nhà đầu tư, từng bước nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế và đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hội nhập kinh tế trong giai đoạn mới.
Quy trình thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia bao gồm các bước: tiếp xúc, lựa chọn và ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; xây dựng kế hoạch và thống nhất chương trình làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; xây dựng Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội để thuyết trình với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; tổ chức các đợt làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; cung cấp thông tin, số liệu cần thiết theo đề nghị của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; bình luận và kiến nghị về các nhận định, đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì tổ chức các buổi làm việc, thảo luận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo định kỳ (hàng năm) và đột xuất (trường hợp có những thay đổi đáng kể về tình hình kinh tế-xã hội)./.
Theo Quyết định, có 6 loại thông tin cần thiết cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia gồm: thông tin chung về kinh tế-xã hội; thông tin về tài khóa; thông tin về tiền tệ, ngân hàng; thông tin về kinh tế đối ngoại; thông tin về chính trị; các thông tin kinh tế-xã hội khác trên cơ sở đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng cung cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam.
Công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia là một quá trình thường xuyên nhằm trao đổi thông tin cập nhật với các nhà đầu tư, từng bước nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế và đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hội nhập kinh tế trong giai đoạn mới.
Quy trình thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia bao gồm các bước: tiếp xúc, lựa chọn và ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; xây dựng kế hoạch và thống nhất chương trình làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; xây dựng Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội để thuyết trình với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; tổ chức các đợt làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm; cung cấp thông tin, số liệu cần thiết theo đề nghị của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; bình luận và kiến nghị về các nhận định, đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì tổ chức các buổi làm việc, thảo luận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo định kỳ (hàng năm) và đột xuất (trường hợp có những thay đổi đáng kể về tình hình kinh tế-xã hội)./.
(TTXVN)