Theo ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, hệ thống cảnh báo sớm các mặt hàng có khả năng bị kiện của Việt Nam dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 6 này, nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp ứng phó hữu hiệu các vụ kiện thương mại.
Tại cuộc họp Giao ban trực tuyến công tác tháng 5 của Bộ Công thương ngày 8/6, ông Bạch Văn Mừng cho biết khi hệ thống này vận hành, các doanh nghiệp trong nước sẽ biết được ngành hàng mình đang kinh doanh có bị đưa vào diện cảnh báo không và nguy cơ bị kiện ở mức nào.
"Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục phải đối mặt với các vụ kiện về chống bán phá giá và trợ cấp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn rất 'mù mờ' thông tin và chỉ vài doanh nghiệp làm không đúng sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ ngành hàng đó.
Đơn cử, khi bị kiện về việc bán phá giá mặt hàng xe đạp thì không những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó bị ảnh hưởng mà nó kéo theo phản ứng dây truyền khiến ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện cho ngành sản xuất xe đạp cũng bị ảnh hưởng," ông Mừng nhấn mạnh.
Vừa qua, chúng ta bị một loạt các vụ kiện về xe đạp, giày mũ da, các mặt hàng điều hòa... và đây cũng có thể coi là trào lưu trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Cũng theo ông Mừng, hầu hết các mặt hàng bị kiện đều là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam, sử dụng nhiều lao động, nếu bị kiện thì sẽ tác động ngay đến rất nhiều ngành có sử dụng nhiều lao động này. Tuy vậy, vai trò của nhiều hiệp hội và ngành hàng cũng còn rất hạn chế và bị động.
Qua vụ kiện về mặt hàng túi nhựa PE có thể thấy một mặt doanh nghiệp Mỹ khi mua hàng thì luôn ép doanh nghiệp Việt Nam bán với giá rẻ, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này của phía Mỹ lại kiện phía doanh nghiệp Việt Nam bán vào thị trường Mỹ với giá rất thấp.
Theo nhìn nhận của ông Mừng, dù nắm được các thông tin như vậy, nhưng bản thân các doanh nghiệp và sự điều phối của các Hiệp hội lại có hạn chế. Vì vậy chúng ta đã bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng này lên đến hơn 50%, trong đó chỉ có một doanh nghiệp nước ngoài gây ảnh hưởng chung cho các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng và như vậy với mức thuế hơn 50% thì chúng ta không có cách nào để xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường đó.
"Rõ ràng ở đây cần xem lại vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội,” ông Mừng nói.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, gia nhập WTO chúng ta có một sân chơi rất tốt, nhưng nguy cơ đối mặt với các vụ kiện và tranh chấp lại tăng lên và hầu như chúng ta chỉ lo bị kiện chứ chưa tính đến việc sử dụng các biện pháp tự vệ mà WTO cho phép, đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu và giúp cho cán cân thương mại được tốt lên.
Còn theo ông Mừng, hệ thống pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng cho phép chúng ta sử dụng các biện pháp tự về cần thiết để bảo vệ hàng sản xuất trong nước và kiện hàng hóa nước ngoài trong việc trợ cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, để làm được việc đó thì vai trò của Hiệp hội và doanh nghiệp rất lớn, nhằm phát hiện được vấn đề. Bên cạnh đó, nâng cao sự nhận thức của các Hiệp hội về quyền và khả năng để đối phó một cách tốt nhất trước các vụ kiện cũng là vấn đề cốt lõi./.
Tại cuộc họp Giao ban trực tuyến công tác tháng 5 của Bộ Công thương ngày 8/6, ông Bạch Văn Mừng cho biết khi hệ thống này vận hành, các doanh nghiệp trong nước sẽ biết được ngành hàng mình đang kinh doanh có bị đưa vào diện cảnh báo không và nguy cơ bị kiện ở mức nào.
"Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục phải đối mặt với các vụ kiện về chống bán phá giá và trợ cấp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn rất 'mù mờ' thông tin và chỉ vài doanh nghiệp làm không đúng sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ ngành hàng đó.
Đơn cử, khi bị kiện về việc bán phá giá mặt hàng xe đạp thì không những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó bị ảnh hưởng mà nó kéo theo phản ứng dây truyền khiến ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện cho ngành sản xuất xe đạp cũng bị ảnh hưởng," ông Mừng nhấn mạnh.
Vừa qua, chúng ta bị một loạt các vụ kiện về xe đạp, giày mũ da, các mặt hàng điều hòa... và đây cũng có thể coi là trào lưu trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Cũng theo ông Mừng, hầu hết các mặt hàng bị kiện đều là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam, sử dụng nhiều lao động, nếu bị kiện thì sẽ tác động ngay đến rất nhiều ngành có sử dụng nhiều lao động này. Tuy vậy, vai trò của nhiều hiệp hội và ngành hàng cũng còn rất hạn chế và bị động.
Qua vụ kiện về mặt hàng túi nhựa PE có thể thấy một mặt doanh nghiệp Mỹ khi mua hàng thì luôn ép doanh nghiệp Việt Nam bán với giá rẻ, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này của phía Mỹ lại kiện phía doanh nghiệp Việt Nam bán vào thị trường Mỹ với giá rất thấp.
Theo nhìn nhận của ông Mừng, dù nắm được các thông tin như vậy, nhưng bản thân các doanh nghiệp và sự điều phối của các Hiệp hội lại có hạn chế. Vì vậy chúng ta đã bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng này lên đến hơn 50%, trong đó chỉ có một doanh nghiệp nước ngoài gây ảnh hưởng chung cho các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng và như vậy với mức thuế hơn 50% thì chúng ta không có cách nào để xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường đó.
"Rõ ràng ở đây cần xem lại vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội,” ông Mừng nói.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, gia nhập WTO chúng ta có một sân chơi rất tốt, nhưng nguy cơ đối mặt với các vụ kiện và tranh chấp lại tăng lên và hầu như chúng ta chỉ lo bị kiện chứ chưa tính đến việc sử dụng các biện pháp tự vệ mà WTO cho phép, đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu và giúp cho cán cân thương mại được tốt lên.
Còn theo ông Mừng, hệ thống pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng cho phép chúng ta sử dụng các biện pháp tự về cần thiết để bảo vệ hàng sản xuất trong nước và kiện hàng hóa nước ngoài trong việc trợ cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, để làm được việc đó thì vai trò của Hiệp hội và doanh nghiệp rất lớn, nhằm phát hiện được vấn đề. Bên cạnh đó, nâng cao sự nhận thức của các Hiệp hội về quyền và khả năng để đối phó một cách tốt nhất trước các vụ kiện cũng là vấn đề cốt lõi./.
Đức Duy (Vietnam+)