Tại Tọa đàm với các cơ quan thông tấn báo chí do EVN tổ chức chiều 20/7 về việc triển khai thực hiện Quyết định 854/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và cơ chế điều chỉnh giá điện, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cho biết sẽ phân bổ khoảng 6.600 tỷ đồng/năm vào giá điện do chênh lệch tỷ giá.
Quyết định 854/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của EVN do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 10/7/2012 đã ghi rõ trong kế hoạch tài chính, kinh doanh của EVN giai đoạn này sẽ thực hiện phân bổ các khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá điện từ trước năm 2011 cho các năm 2012 và 2013; đồng thời phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, trong các năm 2010 và 2011, do nhu cầu điện tăng cao, EVN đã phải đổ dầu để phát điện nên khiến lỗ 11.000 tỷ đồng; đồng thời khoản chênh lệch tỷ giá đến 31/12/2011 khoảng trên 26.000 tỷ đồng.
Lý giải về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri cho rằng việc chênh lệch tỷ giá là yếu tố khách quan nhưng EVN lại được bù chênh lệch trong khi các Tập đoàn, doanh nghiệp khác không được, cái gốc là vấn đề giá điện.
Đơn cử như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bán xăng dầu theo giá thị trường còn đối với EVN giá điện lại do Chính phủ quyết định.
Hiện nay, hầu hết các khoản vay của EVN (74 tỷ USD) đều do Chính phủ đi vay và cho EVN vay lại, do vậy toàn bộ chi phí đó phải được phân bổ dần vào giá điện và người tiêu dùng phải chịu.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2015, khoản chênh lệch về tỷ giá 26.000 tỷ đồng sẽ được EVN phân bổ vào giá điện trong 4 năm, mỗi năm khoảng 6.600 tỷ đồng.
Mức độ tăng sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế của từng thời điểm, tình hình tài chính của EVN, và việc này sẽ được kiểm toán hàng năm. Riêng khoản lỗ 11.000 tỷ đồng do mua dầu phát điện, EVN sẽ trừ dần vào những khoản lợi nhuận của tập đoàn mà không đưa vào giá điện.
Trả lời câu hỏi của báo chí về cơ chế điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, ông Tri cho biết hàng loạt Thông tư sẽ phải sửa đổi và bổ sung để đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế với cơ chế giá minh bạch do giá điện hiện nay chưa theo kịp với thị trường.
Là một doanh nghiệp được Chính phủ giao đáp ứng đủ nhu cầu điện cho nền kinh tế, EVN sẽ phải cân đối thời điểm tăng, mức tăng tuân thủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành. Cứ 3 tháng sau khi tính toán phần chi phí đầu vào có thay đổi không, lúc đó EVN mới xem xét và kiến nghị Chính phủ tăng hay không.
Liên quan đến kết quả kiểm toán năm 2010 của EVN do Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 18/7, ông Tri nói rõ: EVN đang lỗ thì làm sao có thể giảm giá điện được. Sản xuất kinh doanh điện là hạch toán riêng kể cả doanh thu và chi phí theo đúng chế độ quy định. Việc các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện sẽ được hạch toán vào doanh thu của ngành, từ đó giảm lỗ được 2.900 tỷ/11.000 tỷ đồng. Việc hạch toán này đã được Bộ Tài chính thông qua.
Về đến Đề án Tái cơ cấu, EVN đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ; trong đó sẽ thành lập 3 Tổng Công ty phát điện (GENCO) sẽ vận hành chính thức từ 1/10/2012.
Nhiệm vụ của tập đoàn là mua và bán điện từ các GENCO này, chỉ đầu tư chủ yếu vào điện nguyên tử và thủy điện tích năng, còn các nhà máy điện khác sẽ giao cho 3 GENCO.
Thời gian đầu (trong khoảng 3 năm), các GENCO vẫn phải nằm trong EVN và EVN sẽ đi vay vốn cho các GENCO vay lại. Sau khi đủ điều kiện, các GENCO này sẽ cổ phần hóa và tách khỏi EVN (khi có thị trường điện bán buôn cạnh tranh giai đoạn 2015-2016).
Vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép. “Nếu tách ra ngay, các GENCO sẽ không thể sống được do tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao (có đơn vị trên 6 lần),” ông Tri nói.
Ông Tri cũng cho biết, hiện nay, 100% vốn đầu tư các nhà máy điện của EVN là vốn vay; trong đó 85% là vốn vay nước ngoài, còn lại 15% là vốn vay các ngân hàng thương mại. EVN cũng đang tích cực chỉ đạo để thoái 1.100 tỷ đồng vốn từ kinh doanh ngoài ngành./.
Quyết định 854/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của EVN do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 10/7/2012 đã ghi rõ trong kế hoạch tài chính, kinh doanh của EVN giai đoạn này sẽ thực hiện phân bổ các khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá điện từ trước năm 2011 cho các năm 2012 và 2013; đồng thời phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, trong các năm 2010 và 2011, do nhu cầu điện tăng cao, EVN đã phải đổ dầu để phát điện nên khiến lỗ 11.000 tỷ đồng; đồng thời khoản chênh lệch tỷ giá đến 31/12/2011 khoảng trên 26.000 tỷ đồng.
Lý giải về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri cho rằng việc chênh lệch tỷ giá là yếu tố khách quan nhưng EVN lại được bù chênh lệch trong khi các Tập đoàn, doanh nghiệp khác không được, cái gốc là vấn đề giá điện.
Đơn cử như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bán xăng dầu theo giá thị trường còn đối với EVN giá điện lại do Chính phủ quyết định.
Hiện nay, hầu hết các khoản vay của EVN (74 tỷ USD) đều do Chính phủ đi vay và cho EVN vay lại, do vậy toàn bộ chi phí đó phải được phân bổ dần vào giá điện và người tiêu dùng phải chịu.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2015, khoản chênh lệch về tỷ giá 26.000 tỷ đồng sẽ được EVN phân bổ vào giá điện trong 4 năm, mỗi năm khoảng 6.600 tỷ đồng.
Mức độ tăng sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế của từng thời điểm, tình hình tài chính của EVN, và việc này sẽ được kiểm toán hàng năm. Riêng khoản lỗ 11.000 tỷ đồng do mua dầu phát điện, EVN sẽ trừ dần vào những khoản lợi nhuận của tập đoàn mà không đưa vào giá điện.
Trả lời câu hỏi của báo chí về cơ chế điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, ông Tri cho biết hàng loạt Thông tư sẽ phải sửa đổi và bổ sung để đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế với cơ chế giá minh bạch do giá điện hiện nay chưa theo kịp với thị trường.
Là một doanh nghiệp được Chính phủ giao đáp ứng đủ nhu cầu điện cho nền kinh tế, EVN sẽ phải cân đối thời điểm tăng, mức tăng tuân thủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành. Cứ 3 tháng sau khi tính toán phần chi phí đầu vào có thay đổi không, lúc đó EVN mới xem xét và kiến nghị Chính phủ tăng hay không.
Liên quan đến kết quả kiểm toán năm 2010 của EVN do Kiểm toán Nhà nước công bố ngày 18/7, ông Tri nói rõ: EVN đang lỗ thì làm sao có thể giảm giá điện được. Sản xuất kinh doanh điện là hạch toán riêng kể cả doanh thu và chi phí theo đúng chế độ quy định. Việc các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện sẽ được hạch toán vào doanh thu của ngành, từ đó giảm lỗ được 2.900 tỷ/11.000 tỷ đồng. Việc hạch toán này đã được Bộ Tài chính thông qua.
Về đến Đề án Tái cơ cấu, EVN đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ; trong đó sẽ thành lập 3 Tổng Công ty phát điện (GENCO) sẽ vận hành chính thức từ 1/10/2012.
Nhiệm vụ của tập đoàn là mua và bán điện từ các GENCO này, chỉ đầu tư chủ yếu vào điện nguyên tử và thủy điện tích năng, còn các nhà máy điện khác sẽ giao cho 3 GENCO.
Thời gian đầu (trong khoảng 3 năm), các GENCO vẫn phải nằm trong EVN và EVN sẽ đi vay vốn cho các GENCO vay lại. Sau khi đủ điều kiện, các GENCO này sẽ cổ phần hóa và tách khỏi EVN (khi có thị trường điện bán buôn cạnh tranh giai đoạn 2015-2016).
Vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép. “Nếu tách ra ngay, các GENCO sẽ không thể sống được do tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao (có đơn vị trên 6 lần),” ông Tri nói.
Ông Tri cũng cho biết, hiện nay, 100% vốn đầu tư các nhà máy điện của EVN là vốn vay; trong đó 85% là vốn vay nước ngoài, còn lại 15% là vốn vay các ngân hàng thương mại. EVN cũng đang tích cực chỉ đạo để thoái 1.100 tỷ đồng vốn từ kinh doanh ngoài ngành./.
Mai Phương (TTXVN)