Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa thông qua chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn 2011-2015, theo đó, đảo Phú Quốc được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương quốc tế.
Kiên Giang bao gồm 9 huyện, thị, thành phố, có tiềm năng kinh tế biển rất phong phú, có khả năng phát triển mạnh các ngành thủy sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu.
Chính phủ đã xác định Kiên Giang là địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninh biên giới vùng biển và là một trong điạ bàn tiềm năng lớn về du lịch.
Kinh tế biển của Kiên Giang đang có bước phát triển khá toàn diện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các ngành nghề khai thác tiềm năng biển, ven biển và hải đảo cả về sản lượng và giá trị không ngừng gia tăng.
Năm 2011, toàn tỉnh có 12.500 phương tiện khai thác với công suất 1.567.220 CV, bình quân 127,9 CV/chiếc; sản lượng thủy sản khai thác hàng năm đều tăng, năm 2011 đạt 396.600 tấn, so với năm 2006, tăng 84.982 tấn.
Hệ thống cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá được tập trung đầu tư xây dựng như cảng An Thới, Dương Đông, Thổ Châu (Phú Quốc), Nam Du (Kiên Hải), Tô Châu (Hà Tiên), Tắc Cậu (Châu Thành) đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh, hình thức nuôi đa dạng, như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá lồng bè trên biển, nghêu, sò vùng bãi triều, cá nước ngọt, nước lợ vùng ven biển, rừng ngập mặn.
Đến nay, 100% số xã thuộc hải đảo, biên giới, ven biển có trạm y tế, trong đó có 90% đạt chuẩn quốc gia; bố trí dân cư vào các vùng dự án cơ bản đạt yêu cầu.
Mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2015 của Kiên Giang là tập trung đầu tư có hiệu quả các ngành có lợi thế như thủy sản, du lịch, vận tải biển, dịch vụ nghề cá, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản... tạo tiền đề để Kiên Giang sớm trở thành tỉnh mạnh về biển với tốc độ phát triển nhanh, bền vững./.
Kiên Giang bao gồm 9 huyện, thị, thành phố, có tiềm năng kinh tế biển rất phong phú, có khả năng phát triển mạnh các ngành thủy sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu.
Chính phủ đã xác định Kiên Giang là địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninh biên giới vùng biển và là một trong điạ bàn tiềm năng lớn về du lịch.
Kinh tế biển của Kiên Giang đang có bước phát triển khá toàn diện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các ngành nghề khai thác tiềm năng biển, ven biển và hải đảo cả về sản lượng và giá trị không ngừng gia tăng.
Năm 2011, toàn tỉnh có 12.500 phương tiện khai thác với công suất 1.567.220 CV, bình quân 127,9 CV/chiếc; sản lượng thủy sản khai thác hàng năm đều tăng, năm 2011 đạt 396.600 tấn, so với năm 2006, tăng 84.982 tấn.
Hệ thống cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá được tập trung đầu tư xây dựng như cảng An Thới, Dương Đông, Thổ Châu (Phú Quốc), Nam Du (Kiên Hải), Tô Châu (Hà Tiên), Tắc Cậu (Châu Thành) đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh, hình thức nuôi đa dạng, như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá lồng bè trên biển, nghêu, sò vùng bãi triều, cá nước ngọt, nước lợ vùng ven biển, rừng ngập mặn.
Đến nay, 100% số xã thuộc hải đảo, biên giới, ven biển có trạm y tế, trong đó có 90% đạt chuẩn quốc gia; bố trí dân cư vào các vùng dự án cơ bản đạt yêu cầu.
Mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2015 của Kiên Giang là tập trung đầu tư có hiệu quả các ngành có lợi thế như thủy sản, du lịch, vận tải biển, dịch vụ nghề cá, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản... tạo tiền đề để Kiên Giang sớm trở thành tỉnh mạnh về biển với tốc độ phát triển nhanh, bền vững./.
Lê Sen (TTXVN)