Theo Bộ Công thương, do tình hình khô cạn năm 2010 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tích nước tại các hồ thủy điện, cộng với việc một số nhà máy nhiêt điện than mới đưa vào hoạt động nhưng chưa vận hành ổn định nên tình hình cấp điện trong các tháng mùa khô năm 2011 vẫn rất căng thẳng.
Trước tình hình này, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) đã thay đổi phương thức tiết giảm điện, những doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn sẽ chịu cắt điện luân phiên nhiều hơn.
Có thể thiếu hụt gần 2,08 tỷ kwh
Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 sẽ là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh).
Trong đó, tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh nhưng sản lượng điện sản xuất được trong khoảng thời gian này chỉ đạt khoảng 54,6 tỷ kWh, tương đương với lượng điện thiếu hụt khoảng 2,08 tỷ kWh.
Ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, dự báo nhu cầu điện trong 6 tháng mùa khô sẽ tăng khoảng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, từ cuối năm 2009 đến nay, các hồ thủy điện tích nước gặp khó khăn. Nhiều hệ thống sông lớn ở nước ta như Sông Đà, Sông Lô, Gâm, Đồng Nai, Sê San… trong năm 2010 vừa qua không xuất hiện lũ.
Tại thời điểm ngày 01/01/2011, mực nước hầu hết các hồ thuỷ điện trên cả nước đều thấp hơn so với yêu cầu từ 5-16 mét. Mực nước hồ Hòa Bình chỉ đạt 100,89 mét, thấp hơn yêu cầu 16,11 mét; mực nước tại hồ Tuyên Quang chỉ đạt 108,7 mét, thấp hơn 11,3 mét so với yêu cầu...
Bên cạnh đó, một số nhà máy điện do phải khai thác liên tục trong thời gian qua, thời hạn bảo dưỡng sửa chữa đã vượt quá mức cho phép, do đó hay xảy ra sự cố như tổ máy số 2 (300MW) của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, tổ máy số 2 (110MW) nhà máy điện Sơn Động và một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động năm 2010 vẫn chưa vận hành ổn định cũng hụt đi một lượng điện khá lớn.
“Trong trường hợp phụ tải tăng đúng theo nhu cầu mà chúng tôi dự báo thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu tại một số thời điểm,” ông An nói.
Tuy nhiên, khả năng xấu này có thể không diễn ra.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương cho biết, mặc dù khó khăn về nguồn nhưng trong hai tháng đầu năm do nhu cầu điện chỉ tăng 12,9% thấp hơn so với mức tính toán từ cuối năm 2010 khoảng 300 triệu kWh và nếu vẫn duy trì ở mức độ như vậy thì lượng điện thiếu hụt sẽ còn thấp hơn nữa, tình trạng mất cân đối cung cầu về điện sẽ bị hạn chế.
Doanh nghiệp cũng chịu cắt điện luân phiên
Bộ Công thương cũng dự kiến, kế hoạch cung ứng điện từ tháng 3 cho đến hết tháng 6 năm 2011, tổng sản lượng điện năng phát và nhập khẩu có thể cung ứng được của hệ thống điện quốc gia trong 4 tháng này là 38,04 tỷ kWh và đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện với tăng trưởng trung bình dưới ở mức khoảng 15%.
Tuy nhiên, nếu công suất phụ tải vượt quá mức này thì việc tiết giảm điện sẽ diễn ra nhưng phía ngành điện cũng cam kết sẽ cố gắng để việc tiết giảm điện ít tác động đến việc bố trí lịch sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống dân sinh.
Theo quan điểm của ông Phạm Mạnh Thắng, trong 6 tháng mùa khô năm 2010 lượng điện thiếu hụt khoảng 1,4 tỷ kWh nhưng do phải ưu tiên cho sản xuất và cắt chủ yếu là điện sinh hoạt và ở khu vực nông thôn nên đã tác động lớn đến đời sống của người dân.
Do vậy, phương thức tiết giảm điện có thể khác đi và Chính phủ đã chỉ đạo một số ngành tiêu thụ năng lượng lớn mà hiệu quả không cao cũng phải chịu việc tiết giảm để hỗ trợ cho sinh hoạt.
Theo đó, Bộ Công thương sẽ giao cho các tỉnh căn cứ vào lượng điện sản xuất được và khả năng thiếu hụt là bao nhiêu để tiết giảm đối tượng nào cho hài hòa và công bằng.
Ông Thắng cho biết, cùng một mặt hàng nhưng chi phí sản xuất ra cũng rất khác nhau. Đơn cử như thép, một nhà máy với công nghệ hiện đại thì chi phí tiền điện chỉ khoảng 350 kWh cho một tấn sản phẩm, nhưng có những nhà máy lên đến 600 kWh và công nghệ càng kém thì tiêu tốn càng nhiều điện.
Do vậy, việc tiết giảm điện cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, để hài hòa trong việc cắt điện luân phiên, thay vì ưu tiên cho sản xuất như năm 2010 nên vẫn để các doanh nghiệp được tự xác định ngày nghỉ và ngày vận hành thì năm nay lịch cắt điện sẽ phải tính toán lại theo hướng "Có doanh nghiệp nghiệp phải nghỉ vào thứ Hai, có doanh nghiệp nghỉ vào thứ Ba hoặc thứ Tư... nhằm giảm phụ tải nguồn," ông Thắng nói.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để đối phó với tình hình thiếu hụt điện, Tập đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp như cố gắng tăng nguồn cung cho hệ thống điện, thực hiện tiết kiệm điện để giảm bớt nhu cầu ở mức hợp lý...
Ông Đặng Hoàng An khẳng định, từ nay đến tháng 6/2011, EVN sẽ phấn đấu đưa thêm 963 MW điện từ tổ máy số 2, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí... nhằm tăng nguồn cung cho lưới điện quốc gia.
Dù vậy khó khăn vẫn không lường trước được và EVN cũng khuyến cáo người dân cũng như các hộ tiêu thụ điện cần nâng cao hơn nữa ý thức tiết kiệm tránh để phụ tải tăng cao, gây sự cố mất điện trong những ngày cao điểm của mùa khô sắp tới./.
Trước tình hình này, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) đã thay đổi phương thức tiết giảm điện, những doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn sẽ chịu cắt điện luân phiên nhiều hơn.
Có thể thiếu hụt gần 2,08 tỷ kwh
Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 sẽ là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh).
Trong đó, tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh nhưng sản lượng điện sản xuất được trong khoảng thời gian này chỉ đạt khoảng 54,6 tỷ kWh, tương đương với lượng điện thiếu hụt khoảng 2,08 tỷ kWh.
Ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, dự báo nhu cầu điện trong 6 tháng mùa khô sẽ tăng khoảng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, từ cuối năm 2009 đến nay, các hồ thủy điện tích nước gặp khó khăn. Nhiều hệ thống sông lớn ở nước ta như Sông Đà, Sông Lô, Gâm, Đồng Nai, Sê San… trong năm 2010 vừa qua không xuất hiện lũ.
Tại thời điểm ngày 01/01/2011, mực nước hầu hết các hồ thuỷ điện trên cả nước đều thấp hơn so với yêu cầu từ 5-16 mét. Mực nước hồ Hòa Bình chỉ đạt 100,89 mét, thấp hơn yêu cầu 16,11 mét; mực nước tại hồ Tuyên Quang chỉ đạt 108,7 mét, thấp hơn 11,3 mét so với yêu cầu...
Bên cạnh đó, một số nhà máy điện do phải khai thác liên tục trong thời gian qua, thời hạn bảo dưỡng sửa chữa đã vượt quá mức cho phép, do đó hay xảy ra sự cố như tổ máy số 2 (300MW) của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, tổ máy số 2 (110MW) nhà máy điện Sơn Động và một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động năm 2010 vẫn chưa vận hành ổn định cũng hụt đi một lượng điện khá lớn.
“Trong trường hợp phụ tải tăng đúng theo nhu cầu mà chúng tôi dự báo thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu tại một số thời điểm,” ông An nói.
Tuy nhiên, khả năng xấu này có thể không diễn ra.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương cho biết, mặc dù khó khăn về nguồn nhưng trong hai tháng đầu năm do nhu cầu điện chỉ tăng 12,9% thấp hơn so với mức tính toán từ cuối năm 2010 khoảng 300 triệu kWh và nếu vẫn duy trì ở mức độ như vậy thì lượng điện thiếu hụt sẽ còn thấp hơn nữa, tình trạng mất cân đối cung cầu về điện sẽ bị hạn chế.
Doanh nghiệp cũng chịu cắt điện luân phiên
Bộ Công thương cũng dự kiến, kế hoạch cung ứng điện từ tháng 3 cho đến hết tháng 6 năm 2011, tổng sản lượng điện năng phát và nhập khẩu có thể cung ứng được của hệ thống điện quốc gia trong 4 tháng này là 38,04 tỷ kWh và đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện với tăng trưởng trung bình dưới ở mức khoảng 15%.
Tuy nhiên, nếu công suất phụ tải vượt quá mức này thì việc tiết giảm điện sẽ diễn ra nhưng phía ngành điện cũng cam kết sẽ cố gắng để việc tiết giảm điện ít tác động đến việc bố trí lịch sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống dân sinh.
Theo quan điểm của ông Phạm Mạnh Thắng, trong 6 tháng mùa khô năm 2010 lượng điện thiếu hụt khoảng 1,4 tỷ kWh nhưng do phải ưu tiên cho sản xuất và cắt chủ yếu là điện sinh hoạt và ở khu vực nông thôn nên đã tác động lớn đến đời sống của người dân.
Do vậy, phương thức tiết giảm điện có thể khác đi và Chính phủ đã chỉ đạo một số ngành tiêu thụ năng lượng lớn mà hiệu quả không cao cũng phải chịu việc tiết giảm để hỗ trợ cho sinh hoạt.
Theo đó, Bộ Công thương sẽ giao cho các tỉnh căn cứ vào lượng điện sản xuất được và khả năng thiếu hụt là bao nhiêu để tiết giảm đối tượng nào cho hài hòa và công bằng.
Ông Thắng cho biết, cùng một mặt hàng nhưng chi phí sản xuất ra cũng rất khác nhau. Đơn cử như thép, một nhà máy với công nghệ hiện đại thì chi phí tiền điện chỉ khoảng 350 kWh cho một tấn sản phẩm, nhưng có những nhà máy lên đến 600 kWh và công nghệ càng kém thì tiêu tốn càng nhiều điện.
Do vậy, việc tiết giảm điện cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, để hài hòa trong việc cắt điện luân phiên, thay vì ưu tiên cho sản xuất như năm 2010 nên vẫn để các doanh nghiệp được tự xác định ngày nghỉ và ngày vận hành thì năm nay lịch cắt điện sẽ phải tính toán lại theo hướng "Có doanh nghiệp nghiệp phải nghỉ vào thứ Hai, có doanh nghiệp nghỉ vào thứ Ba hoặc thứ Tư... nhằm giảm phụ tải nguồn," ông Thắng nói.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để đối phó với tình hình thiếu hụt điện, Tập đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp như cố gắng tăng nguồn cung cho hệ thống điện, thực hiện tiết kiệm điện để giảm bớt nhu cầu ở mức hợp lý...
Ông Đặng Hoàng An khẳng định, từ nay đến tháng 6/2011, EVN sẽ phấn đấu đưa thêm 963 MW điện từ tổ máy số 2, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí... nhằm tăng nguồn cung cho lưới điện quốc gia.
Dù vậy khó khăn vẫn không lường trước được và EVN cũng khuyến cáo người dân cũng như các hộ tiêu thụ điện cần nâng cao hơn nữa ý thức tiết kiệm tránh để phụ tải tăng cao, gây sự cố mất điện trong những ngày cao điểm của mùa khô sắp tới./.
Đức Duy (Vietnam+)