Ngày 4/9, ông Trình Duy Sơn, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Thuận khẳng định sẽ nghiêm khắc xử lý đối với doanh nghiệp vận tải hành khách Tân Hoàng Anh do đã vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh vận tải.
Trước đó, ngày 3/9, doanh nghiệp vận tải hành khách Tân Hoàng Anh, lưu thông tuyến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, có trụ sở tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vi phạm quy định, tự ý tăng giá cước vận tải lên 40%, ngang nhiên chống đối khi bị ngành chức năng phát hiện, xử lý vi phạm.
Cụ thể, doanh nghiệp này đã tổ chức bán vé xe với giá 210.000 đồng/vé đối với xe giường nằm (tăng 15.000 đồng/vé) và giá 210.000 đồng đối với xe ghế ngồi (tăng 35.000 đồng/vé) cho khoảng 400 hành khách trên 7 chiếc xe ô tô (2 xe chính thức của nhà xe và 5 xe hợp đồng) đi từ thành phố Phan Rang-Tháp Chàm vào thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã mua vé của nhà xe nhưng hành khách vẫn rất bức xúc do giá cước quá cao, đó là chưa tính đến việc được ngành chức năng chấp thuận cho tăng giá cước lên 30%.
Do thấy hành khách kiến nghị, nhà xe đã tìm cớ biện minh rằng đây là quy định của Nhà nước cho phụ thu nên nhà xe tăng giá cước là tất nhiên.
Tuy vậy, biện minh ấy rõ ràng là không có cơ sở, bởi khi bị ngành chức năng kiểm tra, phát hiện nhà xe đã vi phạm các quy định về kinh doanh vận tải như không niêm yết giá cước công khai; tự ý tăng giá cước; tăng cường phương tiện vận chuyển theo dạng hợp đồng nhưng không có văn bản đăng ký với ngành chức năng.
Ông Trình Duy Sơn cho biết theo quy định, việc các doanh nghiệp tăng giá cước vận tải phải được ngành chức năng chấp thuận. Việc doanh nghiệp này tự ý làm như vậy rõ ràng là đã vi phạm.
Để thuận lợi việc đi lại cho hành khách vào các ngày nghỉ lễ, ngành chức năng của tỉnh đã tạo điều kiện, chấp thuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải tăng giá cước vận tải lên 30% theo quy định.
Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khác trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định thì doanh nghiệp Tân Hoàng Anh tự ý làm trái một cách bất hợp lý.
Trước vi phạm đó, Thanh tra Giao thông tỉnh đã lập biên bản vi phạm, buộc nhà xe phải trả lại tiền chênh lệch so với giá gốc cho hành khách, đồng thời phải cam kết chở hành khách đến đúng nơi, không được đòi hỏi quyền lợi nào khác.
Cũng theo ông Sơn, việc chấp thuận cho các doanh nghiệp tăng giá cước vận tải lên 30% sẽ chấm dứt trong ngày 4/9, giá cước sẽ được áp dụng theo quy định hiện hành như trước thời điểm ngày lễ.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá, ngày 4/9, Thanh tra Giao thông tỉnh Ninh Thuận tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, nhất là giá cước tại tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, qua đó sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và quy định của pháp luật có liên quan./.
Trước đó, ngày 3/9, doanh nghiệp vận tải hành khách Tân Hoàng Anh, lưu thông tuyến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, có trụ sở tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vi phạm quy định, tự ý tăng giá cước vận tải lên 40%, ngang nhiên chống đối khi bị ngành chức năng phát hiện, xử lý vi phạm.
Cụ thể, doanh nghiệp này đã tổ chức bán vé xe với giá 210.000 đồng/vé đối với xe giường nằm (tăng 15.000 đồng/vé) và giá 210.000 đồng đối với xe ghế ngồi (tăng 35.000 đồng/vé) cho khoảng 400 hành khách trên 7 chiếc xe ô tô (2 xe chính thức của nhà xe và 5 xe hợp đồng) đi từ thành phố Phan Rang-Tháp Chàm vào thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã mua vé của nhà xe nhưng hành khách vẫn rất bức xúc do giá cước quá cao, đó là chưa tính đến việc được ngành chức năng chấp thuận cho tăng giá cước lên 30%.
Do thấy hành khách kiến nghị, nhà xe đã tìm cớ biện minh rằng đây là quy định của Nhà nước cho phụ thu nên nhà xe tăng giá cước là tất nhiên.
Tuy vậy, biện minh ấy rõ ràng là không có cơ sở, bởi khi bị ngành chức năng kiểm tra, phát hiện nhà xe đã vi phạm các quy định về kinh doanh vận tải như không niêm yết giá cước công khai; tự ý tăng giá cước; tăng cường phương tiện vận chuyển theo dạng hợp đồng nhưng không có văn bản đăng ký với ngành chức năng.
Ông Trình Duy Sơn cho biết theo quy định, việc các doanh nghiệp tăng giá cước vận tải phải được ngành chức năng chấp thuận. Việc doanh nghiệp này tự ý làm như vậy rõ ràng là đã vi phạm.
Để thuận lợi việc đi lại cho hành khách vào các ngày nghỉ lễ, ngành chức năng của tỉnh đã tạo điều kiện, chấp thuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải tăng giá cước vận tải lên 30% theo quy định.
Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khác trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định thì doanh nghiệp Tân Hoàng Anh tự ý làm trái một cách bất hợp lý.
Trước vi phạm đó, Thanh tra Giao thông tỉnh đã lập biên bản vi phạm, buộc nhà xe phải trả lại tiền chênh lệch so với giá gốc cho hành khách, đồng thời phải cam kết chở hành khách đến đúng nơi, không được đòi hỏi quyền lợi nào khác.
Cũng theo ông Sơn, việc chấp thuận cho các doanh nghiệp tăng giá cước vận tải lên 30% sẽ chấm dứt trong ngày 4/9, giá cước sẽ được áp dụng theo quy định hiện hành như trước thời điểm ngày lễ.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá, ngày 4/9, Thanh tra Giao thông tỉnh Ninh Thuận tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, nhất là giá cước tại tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, qua đó sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và quy định của pháp luật có liên quan./.
Công Thử (TTXVN)