Hàng nghìn người đã phải đi sơ tán ngày 25/8 do các đám cháy rừng ở vùng ngoại vi thành phố Sacak, khu vực Tây Nam Serbia.
Theo nguồn tin của cảnh sát nước này, diện tích bị "giặc lửa" bao trùm lên tới hàng chục hécta, trong đó một số nhà dân đã bị thiêu trụi tại các làng Miokovici và Gornja-Gorevnica.
Một quan chức Bộ Nội vụ Serbia chịu trách nhiệm về tình trạng khẩn cấp cho biết tình hình đang cực kỳ nghiêm trọng, hỏa hoạn đe dọa nhiều làng mạc. Bộ Nội vụ đã phải huy động lính cứu hỏa và phương tiện kỹ thuật từ khắp đất nước tới hỗ trợ dập lửa tại khu vực cháy rừng.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cũng đã gửi máy bay phun nước "Be-200"có khả năng phun tới 12 tấn nước để dập lửa với mỗi lần cất cánh và máy bay cứu hỏa "Ka-32."
Các máy bay cứu hỏa của Nga được triển khai trên cơ sở một hiệp định liên chính phủ giữa Nga và Serbia về phản ứng chung đối với tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn và khắc phục hậu quả thiên tai và thảm họa kỹ thuật.
Mùa Hè này, Serbia và các nước láng giềng ở khu vực Balkans phải chịu đựng thời tiết nóng bức bất thường. Nhiệt độ có nơi đã lên tới 40 độ C, gây hạn hán và gió nóng khiến phát sinh hàng trăm đám cháy rừng, trong khi địa hình tại khu vực này khá phức tạp, gây khó khăn cho việc dập lửa./.
Theo nguồn tin của cảnh sát nước này, diện tích bị "giặc lửa" bao trùm lên tới hàng chục hécta, trong đó một số nhà dân đã bị thiêu trụi tại các làng Miokovici và Gornja-Gorevnica.
Một quan chức Bộ Nội vụ Serbia chịu trách nhiệm về tình trạng khẩn cấp cho biết tình hình đang cực kỳ nghiêm trọng, hỏa hoạn đe dọa nhiều làng mạc. Bộ Nội vụ đã phải huy động lính cứu hỏa và phương tiện kỹ thuật từ khắp đất nước tới hỗ trợ dập lửa tại khu vực cháy rừng.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cũng đã gửi máy bay phun nước "Be-200"có khả năng phun tới 12 tấn nước để dập lửa với mỗi lần cất cánh và máy bay cứu hỏa "Ka-32."
Các máy bay cứu hỏa của Nga được triển khai trên cơ sở một hiệp định liên chính phủ giữa Nga và Serbia về phản ứng chung đối với tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn và khắc phục hậu quả thiên tai và thảm họa kỹ thuật.
Mùa Hè này, Serbia và các nước láng giềng ở khu vực Balkans phải chịu đựng thời tiết nóng bức bất thường. Nhiệt độ có nơi đã lên tới 40 độ C, gây hạn hán và gió nóng khiến phát sinh hàng trăm đám cháy rừng, trong khi địa hình tại khu vực này khá phức tạp, gây khó khăn cho việc dập lửa./.
(TTXVN)