SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Các cổ đông tổ chức sở hữu trên 1% tại SHB gồm Công ty cổ phần Tập đoàn T&T sở hữu 7,85%, SHS sở hữu 1,46%, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ và người có liên quan sở hữu 2,44%.

Giao dịch tại SHB. (Ảnh: Vietnam+)
Giao dịch tại SHB. (Ảnh: Vietnam+)

Chiều ngày 23/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.

Các cổ đông tổ chức bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn T&T sở hữu 7,85%, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) sở hữu 1,46%, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ và người có liên quan sở hữu 2,44%.

Các cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ của SHB gồm ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB (2,72%), bà Đỗ Thị Thu Hà (2,03%), ông Đỗ Quang Vinh (2,77%), ông Đỗ Vinh Quang (2,93%).

Việc công bố thông tin nhằm thực hiện theo Điều 49 Luật các Tổ chức tín dụng về công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2024, người có liên quan đối với tổ chức và cá nhân được mở rộng đối tượng hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, theo Luật các Tổ chức tín dụng 2024, giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10%, cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Trong trường hợp nhóm này đang sở hữu cổ phần vượt mức theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

SHB luôn đảm bảo quyền lợi cổ đông, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hằng năm với tỷ lệ 10%-18% trong 5 năm qua (riêng cổ tức năm 2023 chi trả bằng hình thức tiền mặt và cổ phiếu). Ngân hàng liên tục nâng cao nền tảng vốn, các hệ số an toàn vốn, quản trị rủi ro luôn tuân thủ tốt hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. SHB kiên tâm với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại.

Song hành với phát triển kinh doanh, SHB tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như: đóng góp cho Chương trình Phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc và triển khai miễn giảm lãi cho khách hàng, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ, ước tính gần 150 tỷ đồng./.

(Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Armenia

Quang cảnh Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Armenia.

Doanh nghiệp cần vay nhiều vốn và cần những ưu đãi về chính sách cụ thể hơn từ Chính phủ. (Ảnh: TTXVN phát)

Những kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

Các doanh nghiệp mong muốn tiếp tục tháo gỡ các rào cản pháp lý, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cũng như đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.

Kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh sẽ là một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Vững mạnh cùng kinh tế đất nước

Tồn tại dưới các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, các hộ kinh doanh cá thể, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn kinh tế tư nhân và tên tuổi những gia tộc thương gia từ rất sớm.