Sau một số nước ở Nam Á và Vương quốc Anh, Australia đã trở thành "điểm dừng chân" tiếp theo của "siêu vi khuẩn" có khả năng kháng phần lớn các loại thuốc kháng sinh hiện hành.
Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Canbera, Giáo sư Peter Collignon ngày 12/8 cho biết họ đã ghi nhận ba trường hợp nhiễm "siêu vi khuẩn" kháng thuốc tại miền Đông Australia, trong đó có thủ đô Canbera và thành phố Sydney.
Cũng giống như ở Anh, việc người dân đi du lịch chữa bệnh ở nước ngoài được xem là nguyên nhân khiến siêu vi khuẩn này tới được "xứ xở chuột túi." Hai trong số ba bệnh nhân trên cho biết trước đó họ đã đến các bệnh viện ở Ấn Độ.
Trước đó, ngày 11/8, các nhà khoa học Anh thông báo phát hiện một loại gen mới có tên gọi "New Delhi metallo-beta-lactamase" (NDM-1) trong cơ thể những bệnh nhân ở Nam Á và ở Vương quốc Anh.
NDM-1 khiến vi khuẩn có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết tất cả các loại kháng sinh hiện có, bao gồm cả kháng sinh mạnh nhất hiện nay là carbapenem.
Loại gen này có thể lan truyền ở các loài khác nhau, nhưng thường thấy ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và đường tiết niệu như khuẩn E-Coli.
Nhóm nghiên cứu cho biết vi khuẩn chứa NDM-1 đang phổ biến tại Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (với hơn 140 ca nhiễm bệnh ghi nhận được tính đến nay) và xâm nhập Vương quốc Anh (37 ca). Con đường lây nhiễm được cho là những du khách trở về sau khi đi du lịch chữa bệnh tại Nam Á.
Các nhà khoa học lo ngại "siêu vi khuẩn" này có thể lan ra khắp thế giới, đồng thời khẳng định trong tương lai gần sẽ chưa có loại thuốc nào có khả năng tiêu diệt./.
Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Canbera, Giáo sư Peter Collignon ngày 12/8 cho biết họ đã ghi nhận ba trường hợp nhiễm "siêu vi khuẩn" kháng thuốc tại miền Đông Australia, trong đó có thủ đô Canbera và thành phố Sydney.
Cũng giống như ở Anh, việc người dân đi du lịch chữa bệnh ở nước ngoài được xem là nguyên nhân khiến siêu vi khuẩn này tới được "xứ xở chuột túi." Hai trong số ba bệnh nhân trên cho biết trước đó họ đã đến các bệnh viện ở Ấn Độ.
Trước đó, ngày 11/8, các nhà khoa học Anh thông báo phát hiện một loại gen mới có tên gọi "New Delhi metallo-beta-lactamase" (NDM-1) trong cơ thể những bệnh nhân ở Nam Á và ở Vương quốc Anh.
NDM-1 khiến vi khuẩn có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết tất cả các loại kháng sinh hiện có, bao gồm cả kháng sinh mạnh nhất hiện nay là carbapenem.
Loại gen này có thể lan truyền ở các loài khác nhau, nhưng thường thấy ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và đường tiết niệu như khuẩn E-Coli.
Nhóm nghiên cứu cho biết vi khuẩn chứa NDM-1 đang phổ biến tại Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (với hơn 140 ca nhiễm bệnh ghi nhận được tính đến nay) và xâm nhập Vương quốc Anh (37 ca). Con đường lây nhiễm được cho là những du khách trở về sau khi đi du lịch chữa bệnh tại Nam Á.
Các nhà khoa học lo ngại "siêu vi khuẩn" này có thể lan ra khắp thế giới, đồng thời khẳng định trong tương lai gần sẽ chưa có loại thuốc nào có khả năng tiêu diệt./.
(TTXVN/Vietnam+)