Vào cuối tuần trước, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS), trên thực tế là ngân hàng trung ương đã phạt 19 ngân hàng có dính líu tới vụ bê bối thao túng lãi suất cho vay liên ngân hàng của nước này (Sibor).
Bên cạnh đó, MAS cũng công bố hàng loạt các biện pháp mà cơ quan này dự định sẽ thực hiện để trấn áp các hành vi thao túng các điểm chuẩn tài chính, vốn thường được sử dụng làm căn cứ để xác định lãi suất hay giá của các sản phẩm tài chính.
Phạt nặng hành vi thao túng lãi suất Sibor
Các loại lãi suất chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng để xác định lãi suất cho vay đối với các khách hàng. Trong những năm gần đây, dư luận đã tỏ ra hoài nghi về khả năng các điểm chuẩn tài chính này, trong đó có lãi suất Sibor, đang bị thao túng. Vì vậy, kể từ tháng 7/2012, MAS đã tiến hành điều tra quá trình xác định Sibor và các lãi suất khác. Cơ quan này đã xem xét hơn 100 triệu tài liệu từ các ngân hàng trong giai đoạn 2007-2011 để xác định những điểm bất thường.
Sau một năm điều tra, MAS phát hiện có 133 nhân viên giao dịch tại 20 ngân hàng ở nước này đã cố gắng thao túng các lãi suất chuẩn, trong đó có một lãi suất ảnh hưởng tới chi phí của các khoản vay mua nhà.
Bên cạnh đó, theo tờ Straits Times, MAS đã phát hiện một số khe hở trong hệ thống điều hành và giám sát ở các ngân hàng này có liên quan tới việc xác định lãi suất chuẩn. Các lãi suất chuẩn này gồm Sibor và lãi suất cho vay hoán đổi (Sor).
Trên cơ sở kết quả điều tra đó, hôm 14/6, MAS đã yêu cầu 19 trong số 20 ngân hàng trên phải trích một số tiền nhất định từ tổng số tiền gửi mà họ huy động được để gửi ở MAS trong vòng 1 năm mà không được hưởng lãi suất. Commerzbank là ngân hàng duy nhất thoát khỏi án phạt trên.
Số tiền "bị giam" tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các khe hở trong hệ thống xác định lãi suất của từng ngân hàng hay số lượng các sai phạm mà các nhân viên giao dịch của một ngân hàng đã phạm phải trong việc thao túng các loại lãi suất chuẩn đó. MAS yêu cầu các ngân hàng phải nộp số tiền trên cho MAS trong vòng 1 tháng.
Theo các chuyên gia phân tích, hình phạt "giam vốn" này sẽ tác động trực tiếp tới lợi nhuận của các ngân hàng đó bởi vì, họ sẽ mất đi số tiền lãi mà đáng ra họ có thể hưởng khi cho vay số tiền này.
Trong số 19 ngân hàng bị MAS phạt, UBS, ING và Royal Bank of Scotland là những ngân hàng bị thiệt hại lớn nhất khi "bị giam" từ 1 tỷ đến 1,2 tỷ SGD/ngân hàng. Các ngân hàng Bank of America, BNP Paribas và OCBC "bị giam" từ 700 triệu đến 800 triệu SGD/ngân hàng, trong khi 7 ngân hàng khác "bị giam" từ 400 triệu đến 600 triệu SGD. Sáu ngân hàng còn lại "bị giam" từ 100 triệu đến 300 triệu SGD.
Siết chặt quản lý các điểm chuẩn tài chính
Cùng với việc "giam vốn" của các ngân hàng có dính líu tới vụ bê bối thao túng các điểm chuẩn tài chính, theo tờ Straits Times, MAS dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất mới nhằm tăng cường quản lý các loại điểm chuẩn tài chính.
Theo MAS, một điểm chuẩn tài chính là bất cứ mức giá, bản kê giá cả, tỷ giá, chỉ số hay giá trị được sử dụng để xác định lãi suất hay giá của các sản phẩm tài chính như các khoản tín dụng hay các sản phẩm đầu tư phái sinh. Một trong số điểm chuẩn tài chính được biết đến nhiều nhất là Sibor, thường được sử dụng để xác định lãi suất đối với phần lớn các khoản vay về nhà ở quốc đảo này.
Để tăng cường quản lý các điểm chuẩn tài chính, trước hết, MAS sẽ đưa vào áp dụng các hình phạt hình sự và dân sự cụ thể đối với bất cứ ai cố gắng thao túng bất cứ điểm chuẩn tài chính nào, trong đó có lãi suất Sibor, Sor và các loại tỷ giá hối đoái chuẩn. Các hình phạt này tương tự như các hình phạt đối với các giao dịch giá và các hành vi thao túng giá chứng khoán được quy định trong Luật chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFA).
Bên cạnh đó, MAS có kế hoạch tăng cường giám sát quá trình xác định các điểm chuẩn tài chính chủ chốt. Tại thời điểm hiện nay, MAS xác định các loại lãi suất Sibor và Sor và các loại tỷ giá hối đoái chuẩn là các điểm chuẩn tài chính chủ chốt. MAS có thể đưa thêm bất cứ điểm chuẩn tài chính nào vào danh sách các điểm chuẩn tài chính chủ chốt cần quản lý nếu họ thấy rằng chúng dễ bị thao túng hay có tầm quan trọng đối với hệ thống.
Trước các động thái quyết liệt của MAS, Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) - đơn vị đang quản lý các điểm chuẩn tài chính chủ chốt - và Ủy ban Thị trường Ngoại hối Singapore (SFEMC) cho biết họ đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường sự minh bạch và hiệu quả của quá trình xác định các điểm chuẩn tài chính. Chẳng hạn, họ sẽ buộc các ngân hàng phải tính toán các điểm chuẩn tài chính bằng cách sử dụng các dữ liệu giao dịch trên thị trường thay vì chỉ đệ trình điểm chuẩn tài chính./.
Bên cạnh đó, MAS cũng công bố hàng loạt các biện pháp mà cơ quan này dự định sẽ thực hiện để trấn áp các hành vi thao túng các điểm chuẩn tài chính, vốn thường được sử dụng làm căn cứ để xác định lãi suất hay giá của các sản phẩm tài chính.
Phạt nặng hành vi thao túng lãi suất Sibor
Các loại lãi suất chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng để xác định lãi suất cho vay đối với các khách hàng. Trong những năm gần đây, dư luận đã tỏ ra hoài nghi về khả năng các điểm chuẩn tài chính này, trong đó có lãi suất Sibor, đang bị thao túng. Vì vậy, kể từ tháng 7/2012, MAS đã tiến hành điều tra quá trình xác định Sibor và các lãi suất khác. Cơ quan này đã xem xét hơn 100 triệu tài liệu từ các ngân hàng trong giai đoạn 2007-2011 để xác định những điểm bất thường.
Sau một năm điều tra, MAS phát hiện có 133 nhân viên giao dịch tại 20 ngân hàng ở nước này đã cố gắng thao túng các lãi suất chuẩn, trong đó có một lãi suất ảnh hưởng tới chi phí của các khoản vay mua nhà.
Bên cạnh đó, theo tờ Straits Times, MAS đã phát hiện một số khe hở trong hệ thống điều hành và giám sát ở các ngân hàng này có liên quan tới việc xác định lãi suất chuẩn. Các lãi suất chuẩn này gồm Sibor và lãi suất cho vay hoán đổi (Sor).
Trên cơ sở kết quả điều tra đó, hôm 14/6, MAS đã yêu cầu 19 trong số 20 ngân hàng trên phải trích một số tiền nhất định từ tổng số tiền gửi mà họ huy động được để gửi ở MAS trong vòng 1 năm mà không được hưởng lãi suất. Commerzbank là ngân hàng duy nhất thoát khỏi án phạt trên.
Số tiền "bị giam" tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các khe hở trong hệ thống xác định lãi suất của từng ngân hàng hay số lượng các sai phạm mà các nhân viên giao dịch của một ngân hàng đã phạm phải trong việc thao túng các loại lãi suất chuẩn đó. MAS yêu cầu các ngân hàng phải nộp số tiền trên cho MAS trong vòng 1 tháng.
Theo các chuyên gia phân tích, hình phạt "giam vốn" này sẽ tác động trực tiếp tới lợi nhuận của các ngân hàng đó bởi vì, họ sẽ mất đi số tiền lãi mà đáng ra họ có thể hưởng khi cho vay số tiền này.
Trong số 19 ngân hàng bị MAS phạt, UBS, ING và Royal Bank of Scotland là những ngân hàng bị thiệt hại lớn nhất khi "bị giam" từ 1 tỷ đến 1,2 tỷ SGD/ngân hàng. Các ngân hàng Bank of America, BNP Paribas và OCBC "bị giam" từ 700 triệu đến 800 triệu SGD/ngân hàng, trong khi 7 ngân hàng khác "bị giam" từ 400 triệu đến 600 triệu SGD. Sáu ngân hàng còn lại "bị giam" từ 100 triệu đến 300 triệu SGD.
Siết chặt quản lý các điểm chuẩn tài chính
Cùng với việc "giam vốn" của các ngân hàng có dính líu tới vụ bê bối thao túng các điểm chuẩn tài chính, theo tờ Straits Times, MAS dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất mới nhằm tăng cường quản lý các loại điểm chuẩn tài chính.
Theo MAS, một điểm chuẩn tài chính là bất cứ mức giá, bản kê giá cả, tỷ giá, chỉ số hay giá trị được sử dụng để xác định lãi suất hay giá của các sản phẩm tài chính như các khoản tín dụng hay các sản phẩm đầu tư phái sinh. Một trong số điểm chuẩn tài chính được biết đến nhiều nhất là Sibor, thường được sử dụng để xác định lãi suất đối với phần lớn các khoản vay về nhà ở quốc đảo này.
Để tăng cường quản lý các điểm chuẩn tài chính, trước hết, MAS sẽ đưa vào áp dụng các hình phạt hình sự và dân sự cụ thể đối với bất cứ ai cố gắng thao túng bất cứ điểm chuẩn tài chính nào, trong đó có lãi suất Sibor, Sor và các loại tỷ giá hối đoái chuẩn. Các hình phạt này tương tự như các hình phạt đối với các giao dịch giá và các hành vi thao túng giá chứng khoán được quy định trong Luật chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFA).
Bên cạnh đó, MAS có kế hoạch tăng cường giám sát quá trình xác định các điểm chuẩn tài chính chủ chốt. Tại thời điểm hiện nay, MAS xác định các loại lãi suất Sibor và Sor và các loại tỷ giá hối đoái chuẩn là các điểm chuẩn tài chính chủ chốt. MAS có thể đưa thêm bất cứ điểm chuẩn tài chính nào vào danh sách các điểm chuẩn tài chính chủ chốt cần quản lý nếu họ thấy rằng chúng dễ bị thao túng hay có tầm quan trọng đối với hệ thống.
Trước các động thái quyết liệt của MAS, Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) - đơn vị đang quản lý các điểm chuẩn tài chính chủ chốt - và Ủy ban Thị trường Ngoại hối Singapore (SFEMC) cho biết họ đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường sự minh bạch và hiệu quả của quá trình xác định các điểm chuẩn tài chính. Chẳng hạn, họ sẽ buộc các ngân hàng phải tính toán các điểm chuẩn tài chính bằng cách sử dụng các dữ liệu giao dịch trên thị trường thay vì chỉ đệ trình điểm chuẩn tài chính./.
Lãi suất Sibor là lãi suất do Hiệp hội Ngân hàng Singapore ấn định vào lúc 12 giờ (giờ Singapore) dựa trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất cho vay liên ngân hàng của một số ngân hàng thương mại được lựa chọn từng thời kỳ. |
Kim Yến (TTXVN)