Sáng 7/10, tại Italy hàng ngàn sinh viên đã xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp cắt giảm ngân sách của Chính phủ Italy trong các trường công cũng như khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên.
Tại Rome, sinh viên tập trung tại phố Porto di Ripa Grande và giương cao các biểu ngữ phản đối chính phủ. Có mặt tại hiện trường, phóng viên TTXVN tại Rome ghi nhận việc tổ chức biểu tình của sinh viên diễn ra trong trật tự. Để tránh tình trạng bạo động, xung quanh khu vực biểu tình, cảnh sát chống bạo động Italy được bố trí bảo vệ nghiêm ngặt.
Mọi hoạt động trong thành phố vẫn diễn ra bình thường, duy chỉ có một số trường học đóng cửa, giáo viên không đến lớp, học sinh, sinh viên không đến trường.
Tuy nhiên, bên ngoài Bộ Giáo dục tại Rome, sinh viên tập trung rất đông để phản đối Chính phủ; một số thanh niên, sinh viên quá khích đã và ném bóng bay chứa sơn vào cảnh sát bảo vệ xung quanh tòa nhà.
Tại các thành phố khác của Italy như Milan, Genoava hoạt động biểu tình của sinh viên cũng diễn ra rầm rộ. Sinh viên cũng đã tấn công văn phòng tại Milan của cơ quan xếp hạng Moody - Tổ chức xếp hạng tín dụng đã hạ bậc xếp hạng của Italy lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ qua bởi lo ngại Chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi khó có khả năng giảm được nợ công trong bối cảnh kinh tế nước này tăng trưởng gần như đứng yên trong những năm qua.
Trong một tuyên bố, công đoàn sinh viên nói "40% của tất cả các trường học được xây dựng mà không có một chứng nhận an toàn, 47% thanh niên có việc làm tạm thời và 29% những người trẻ tuổi đang thất nghiệp."
Biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách lên đến 54 tỷ euro được Chính phủ Italy thông qua trong tháng Chín vừa qua nhằm hướng đến cân bằng ngân sách vào năm 2013 đã làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đất nước này trong đó có ngành giáo dục. Việc cắt giảm ngân sách cho ngành giáo dục có thể dẫn đến giảm sút hơn nữa chất lượng giáo dục cũng như khiến triển vọng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp càng khó khăn hơn.
Trước đó, Chính phủ Italy cũng thông qua nhiều luật, trong đó có việc cắt giảm khoảng 13.000 việc làm trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2009-2013 và cắt giảm mạnh ngân sách giáo dục.
Đầu tháng Chín năm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, cũng đã tổ chức bãi công trên phạm vi toàn quốc đồng thời kêu gọi người lao động xuống đường tuần hành nhằm phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Italy hiện là một trong những nước có mức nợ công cao nhất khu vực đồng euro, dự báo sẽ đứng ở mức 118,5% GDP trong năm nay./.
Tại Rome, sinh viên tập trung tại phố Porto di Ripa Grande và giương cao các biểu ngữ phản đối chính phủ. Có mặt tại hiện trường, phóng viên TTXVN tại Rome ghi nhận việc tổ chức biểu tình của sinh viên diễn ra trong trật tự. Để tránh tình trạng bạo động, xung quanh khu vực biểu tình, cảnh sát chống bạo động Italy được bố trí bảo vệ nghiêm ngặt.
Mọi hoạt động trong thành phố vẫn diễn ra bình thường, duy chỉ có một số trường học đóng cửa, giáo viên không đến lớp, học sinh, sinh viên không đến trường.
Tuy nhiên, bên ngoài Bộ Giáo dục tại Rome, sinh viên tập trung rất đông để phản đối Chính phủ; một số thanh niên, sinh viên quá khích đã và ném bóng bay chứa sơn vào cảnh sát bảo vệ xung quanh tòa nhà.
Tại các thành phố khác của Italy như Milan, Genoava hoạt động biểu tình của sinh viên cũng diễn ra rầm rộ. Sinh viên cũng đã tấn công văn phòng tại Milan của cơ quan xếp hạng Moody - Tổ chức xếp hạng tín dụng đã hạ bậc xếp hạng của Italy lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ qua bởi lo ngại Chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi khó có khả năng giảm được nợ công trong bối cảnh kinh tế nước này tăng trưởng gần như đứng yên trong những năm qua.
Trong một tuyên bố, công đoàn sinh viên nói "40% của tất cả các trường học được xây dựng mà không có một chứng nhận an toàn, 47% thanh niên có việc làm tạm thời và 29% những người trẻ tuổi đang thất nghiệp."
Biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách lên đến 54 tỷ euro được Chính phủ Italy thông qua trong tháng Chín vừa qua nhằm hướng đến cân bằng ngân sách vào năm 2013 đã làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đất nước này trong đó có ngành giáo dục. Việc cắt giảm ngân sách cho ngành giáo dục có thể dẫn đến giảm sút hơn nữa chất lượng giáo dục cũng như khiến triển vọng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp càng khó khăn hơn.
Trước đó, Chính phủ Italy cũng thông qua nhiều luật, trong đó có việc cắt giảm khoảng 13.000 việc làm trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2009-2013 và cắt giảm mạnh ngân sách giáo dục.
Đầu tháng Chín năm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, cũng đã tổ chức bãi công trên phạm vi toàn quốc đồng thời kêu gọi người lao động xuống đường tuần hành nhằm phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Italy hiện là một trong những nước có mức nợ công cao nhất khu vực đồng euro, dự báo sẽ đứng ở mức 118,5% GDP trong năm nay./.
Phạm Thị Thành/Rome (Vietnam+)