Người phát ngôn Chính phủ Cộng hòa Síp, ông Christos Stylianides ngày 13/4 khẳng định Síp sẽ thực hiện hiệu quả và triệt để chương trình chống khủng hoảng đã thỏa thuận với các nhà tài trợ quốc tế nhằm phục hồi nền kinh tế nước này.
Ông Stylianides nhấn mạnh việc các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày 12/4 thông qua thỏa thuận giữa Síp và "bộ ba" chủ nợ quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã giúp chấm dứt tình trạng bất ổn mà Síp rơi vào từ năm 2011 và nước này đã tránh khỏi phá sản.
Chính quyền Síp tháng 6/2012 đã yêu cầu EU và IMF hỗ trợ tài chính, tuy nhiên các cuộc đàm phán chỉ vừa mới kết thúc và ngày 12/4 vừa qua mới được các nước khu vực đồng euro thông qua thỏa thuận, theo đó xóa bỏ mô hình kinh tế của Síp hiện nay dựa trên khu vực ngân hàng to lớn và các dịch vụ tài chính quốc tế vốn đem lại tới 70% GDP cho nước này.
[Eurogroup thông qua lần cuối gói cứu trợ cho CH Síp]
Quy mô tài chính để thực hiện chương trình này lên tới 23 tỷ euro, trong đó 10 tỷ euro do EU và IMF cung cấp tín dụng, số còn lại Síp phải tự trang trải bằng cách tái cơ cấu các ngân hàng lớn, cắt bớt các khoản tiền gửi không bảo hiểm, tư hữu hóa, cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế, bán vàng dự trữ và tái cơ cấu khoản tín dụng nhận được.
Theo các chuyên gia của Ủy ban châu Âu, trong 2 năm tới, kinh tế của Síp sẽ suy giảm khoảng 13%, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh và thu nhập của người dân giảm./.
Ông Stylianides nhấn mạnh việc các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày 12/4 thông qua thỏa thuận giữa Síp và "bộ ba" chủ nợ quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã giúp chấm dứt tình trạng bất ổn mà Síp rơi vào từ năm 2011 và nước này đã tránh khỏi phá sản.
Chính quyền Síp tháng 6/2012 đã yêu cầu EU và IMF hỗ trợ tài chính, tuy nhiên các cuộc đàm phán chỉ vừa mới kết thúc và ngày 12/4 vừa qua mới được các nước khu vực đồng euro thông qua thỏa thuận, theo đó xóa bỏ mô hình kinh tế của Síp hiện nay dựa trên khu vực ngân hàng to lớn và các dịch vụ tài chính quốc tế vốn đem lại tới 70% GDP cho nước này.
[Eurogroup thông qua lần cuối gói cứu trợ cho CH Síp]
Quy mô tài chính để thực hiện chương trình này lên tới 23 tỷ euro, trong đó 10 tỷ euro do EU và IMF cung cấp tín dụng, số còn lại Síp phải tự trang trải bằng cách tái cơ cấu các ngân hàng lớn, cắt bớt các khoản tiền gửi không bảo hiểm, tư hữu hóa, cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế, bán vàng dự trữ và tái cơ cấu khoản tín dụng nhận được.
Theo các chuyên gia của Ủy ban châu Âu, trong 2 năm tới, kinh tế của Síp sẽ suy giảm khoảng 13%, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh và thu nhập của người dân giảm./.
(TTXVN)