Ngày 23/1, đảng Vũ đài Công dân (Civil List) tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền gồm năm đảng của Slovenia, khiến Chính phủ của Thủ tướng Janez Jansa rơi vào thế thiểu số và làm gia tăng mối lo quốc gia vùng Alpes này có thể phải xin cứu trợ vỡ nợ.
Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc tổng đình công trong khu vực nhà nước ở Slovenia, với sự tham gia của hơn 100.000 người làm tệ liệt các hoạt động công quyền trên gần như cả nước.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp ban lãnh đạo đảng, Chủ tịch Quốc hội Slovenia Gregor Virant đồng thời là Chủ tịch đảng Vũ đài Công dân đã khẳng định việc đảng này rút khỏi liên minh cầm quyền.
Trước đó, đảng Vũ đài Công dân đã ra tối hậu thư yêu cầu ông Jansa từ chức, nếu không sẽ mất thế đa số trong quốc hội.
Quyết định này được đưa ra sau khi Ủy ban chống tham nhũng nhà nước kết luận ông Jansa thường xuyên vi phạm Luật chống tham nhũng và che giấu khoản thu nhập hơn 200.000 euro (tương đương 266.000 USD).
Mặc dù Thủ tướng Jansa đã tuyên bố không làm điều sai trái và khẳng định không từ chức, hai đảng khác trong liên minh cầm quyền vẫn dọa sẽ rút lui trong vài tuần tới nếu không có thủ tướng mới.
Các cáo buộc tham nhũng nhằm vào Thủ tướng Jansa đã thổi bùng sự giận giữ trong dân chúng đối với các kế hoạch của chính phủ về cắt giảm chi tiêu và cải cách thị trường lao động.
Cũng trong ngày 23/1, hơn 100.000 người làm việc trong khu vực công đã tiến hành cuộc tổng đình công tại thủ đô Ljubljana và nhiều thành phố khác trên cả nước, phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Riêng ngành công nghiệp luyện kim và điện tử có khoảng 14.000 người lao động đình công đòi tăng lương.
Giới công chức phẫn nộ về việc chính phủ của Thủ tướng Jansa có kế hoạch cắt giảm 5% ngân sách dành cho khu vực công nhằm tránh phải cầu cứu gói cứu trợ của EU trong bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Từ cuối năm 2012 đến nay, tại Slovenia đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình đòi Thủ tướng Jansa từ chức.
Các nhà quan sát cho rằng với động thái trên của đảng Vũ đài Công dân, ông Jansa có thể điều hành chính phủ thiếu số ít nhất cho đến khi Quốc hội chỉ định thủ tướng mới, hoặc kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nếu vậy, cuộc bầu cử trước thời hạn lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm này sẽ làm chậm tiến độ cải cách và xói mòn lòng tin của giới đầu tư trong bối cảnh Slovenia đang đối mặt với nhiều khó khăn.
[Đình công chống "thắt lưng buộc bụng" ở Slovenia]
Nhu cầu về hàng xuất khẩu của Slovenia giảm đã buộc Ljubljana phải tìm cách ổn định khu vực tài chính công và củng cố lòng tin đối với các thị trường, nhằm tránh trở thành thành viên mới nhất trong Khu vực đồng euro phải xin cứu trợ vỡ nợ.
Tháng 10 năm ngoái, Slovenia đã đẩy lùi được nguy cơ vỡ nợ thêm sáu tháng bằng một đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong 19 tháng qua./.
Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc tổng đình công trong khu vực nhà nước ở Slovenia, với sự tham gia của hơn 100.000 người làm tệ liệt các hoạt động công quyền trên gần như cả nước.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp ban lãnh đạo đảng, Chủ tịch Quốc hội Slovenia Gregor Virant đồng thời là Chủ tịch đảng Vũ đài Công dân đã khẳng định việc đảng này rút khỏi liên minh cầm quyền.
Trước đó, đảng Vũ đài Công dân đã ra tối hậu thư yêu cầu ông Jansa từ chức, nếu không sẽ mất thế đa số trong quốc hội.
Quyết định này được đưa ra sau khi Ủy ban chống tham nhũng nhà nước kết luận ông Jansa thường xuyên vi phạm Luật chống tham nhũng và che giấu khoản thu nhập hơn 200.000 euro (tương đương 266.000 USD).
Mặc dù Thủ tướng Jansa đã tuyên bố không làm điều sai trái và khẳng định không từ chức, hai đảng khác trong liên minh cầm quyền vẫn dọa sẽ rút lui trong vài tuần tới nếu không có thủ tướng mới.
Các cáo buộc tham nhũng nhằm vào Thủ tướng Jansa đã thổi bùng sự giận giữ trong dân chúng đối với các kế hoạch của chính phủ về cắt giảm chi tiêu và cải cách thị trường lao động.
Cũng trong ngày 23/1, hơn 100.000 người làm việc trong khu vực công đã tiến hành cuộc tổng đình công tại thủ đô Ljubljana và nhiều thành phố khác trên cả nước, phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Riêng ngành công nghiệp luyện kim và điện tử có khoảng 14.000 người lao động đình công đòi tăng lương.
Giới công chức phẫn nộ về việc chính phủ của Thủ tướng Jansa có kế hoạch cắt giảm 5% ngân sách dành cho khu vực công nhằm tránh phải cầu cứu gói cứu trợ của EU trong bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Từ cuối năm 2012 đến nay, tại Slovenia đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình đòi Thủ tướng Jansa từ chức.
Các nhà quan sát cho rằng với động thái trên của đảng Vũ đài Công dân, ông Jansa có thể điều hành chính phủ thiếu số ít nhất cho đến khi Quốc hội chỉ định thủ tướng mới, hoặc kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nếu vậy, cuộc bầu cử trước thời hạn lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm này sẽ làm chậm tiến độ cải cách và xói mòn lòng tin của giới đầu tư trong bối cảnh Slovenia đang đối mặt với nhiều khó khăn.
[Đình công chống "thắt lưng buộc bụng" ở Slovenia]
Nhu cầu về hàng xuất khẩu của Slovenia giảm đã buộc Ljubljana phải tìm cách ổn định khu vực tài chính công và củng cố lòng tin đối với các thị trường, nhằm tránh trở thành thành viên mới nhất trong Khu vực đồng euro phải xin cứu trợ vỡ nợ.
Tháng 10 năm ngoái, Slovenia đã đẩy lùi được nguy cơ vỡ nợ thêm sáu tháng bằng một đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong 19 tháng qua./.
(TTXVN)