Ngày 28/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai kế hoạch từ nay đến cuối năm 2010.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh để đạt được mục tiêu của chương trình đề ra, ban chỉ đạo các cấp cần tiếp tục tăng cường quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân về yêu cầu, mục tiêu của chương trình là xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nhân ra diện rộng.
Các địa phương quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm: "dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ;" coi trọng vai trò làm chủ của người dân trong tất cả các nội dung xây dựng nông thôn mới đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại của một số bộ phận nhân dân.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang lưu ý ban chỉ đạo các cấp cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện toàn diện các nội dung của chương trình, nhất là những nội dung quan trọng nhưng vẫn còn yếu kém, khó khăn; đồng thời, kịp thời rút kinh nghiệm về cách làm, đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách mới, để thực hiện tốt chương trình tại các xã điểm nhằm đóng góp cho yêu cầu nhân ra diện rộng mô hình xây dựng nông thôn mới toàn quốc.
Một số yêu cầu cần đạt được đến cuối năm 2010 là có ít nhất 2/3 các công trình hạ tầng thiết yếu cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Mỗi xã có ít nhất 3-5 dự án sản xuất được triển khai, 1/3 trong đó đem lại hiệu quả thực tế cao, có ít nhất một hợp tác xã được củng cố (hoặc thành lập mới) sản xuất kinh doanh có hiệu quả gắn với với xây dựng nông thôn mới. Mỗi xã có ít nhất 30% số thôn (ấp, xóm, làng, bản) đạt chuẩn về "văn hóa nông thôn mới." Đến cuối năm 2010, có khoảng 70% số tiêu chí nông thôn mới được hoàn thành và cơ bản hoàn thành.
Đề cập về một số công việc cụ thể cần tập trung thực hiện, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nêu rõ trong tháng 7/2010, ban chỉ đạo các cấp tập trung hoàn thành xong các quy hoạch chi tiết ở các xã điểm. Bộ Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quy hoạch và quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.
Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố bố trí đủ vốn ngân sách và công bố cho xã điểm về từng hạng mục công trình được ưu tiên làm trước trong các chương trình mục tiêu của Chính phủ trên địa bàn để thúc đẩy tiến độ thực hiện các hạng mục, công trình đã triển khai và triển khai ngay các công trình của kế hoạch đến cuối năm 2010 và một số công trình lớn của năm 2011.
Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo ngành dọc ở địa phương phân loại rõ việc sử dụng các nguồn vốn để xã thực hiện và tháo gỡ các vướng mắc về vốn và sử dụng vốn. Ban quản lý ở các xã tập trung hướng dẫn, tạo thuận lợi cho nhân dân, các thôn, ấp lựa chọn các công việc phù hợp với khả năng tham gia xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch.
Các địa phương huy động mọi nguồn lực của nhân dân, vốn tín dụng, sự tham gia của các doanh nghiệp và một phần vốn hỗ trợ của Trung ương để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại xã điểm.
Các bộ ngành Trung ương, các sở, ngành địa phương tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, đưa các mô hình, điểm trình diễn có hiệu quả vào xã điểm; giới thiệu, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã điểm xây dựng các dự án sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo bước chuyển mạnh về phát triển kinh tế để tăng thu nhập cho nhân dân tại các xã.
Các địa phương đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, các hương ước, kết hợp tốt giữa xây dựng phong trào làng văn hóa, gia đình văn hóa với nội dung xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
Bộ máy và cán bộ ban chỉ đạo các cấp, ban quản lý ở xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm kiện toàn kịp thời ngay sau Đại hội Đảng; giao nhiệm vụ và tạo thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể, các hội tham gia các công việc xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo các cấp cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được phân công; tiếp tục rút ra những kinh nghiệm mới trong chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm, chuẩn bị cho công tác sơ kết, tổng kết trong thời gian tới.
Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới được thực hiện tại 11 xã trong cả nước gồm Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), Thụy Hương ( huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ), Tam Phước (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), Gia Phổ (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).
Nhìn lại 1 năm thực hiện, chương trình đã thu được kết quả bước đầu khá tích cực. Đến nay có khoảng hơn 200 hạng mục công trình cơ sở hạ tầng đã được triển khai tại 11 xã, trong đó có khoảng 96 hạng mục công trình đã hoàn thành, chủ yếu là đường giao thông thôn xóm, trường học, nhà văn hóa. Các xã đã huy động được sức dân tham gia xây dựng hạ tầng bằng việc huy động nhân dân góp ngày công hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng.
Ban chỉ đạo các tỉnh đã đầu tư nhiều công sức và có nhiều sáng kiến, tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất; mỗi xã có ít nhất 2-3 dự án, điểm trình diễn về sản xuất nông nghiệp được thực hiện. Các xã đã bước đầu quan tâm tổ chức các hợp tác xã, tổ hợp tác làm đầu mối đưa tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn cho nông dân, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác đào tạo nghề cho nông dân được quan tâm gắn với phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Việc huy động các cơ quan khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển sản xuất của các xã điểm đã bước đầu có kết quả rõ rệt. Giá trị thu trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân được tăng lên, một số xã có mức tăng đáng kể.
Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung “ Làng văn hóa,” giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Ngoài thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nghĩa trang, nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện 3 công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước, tổ chức các tổ, hợp tác xã tham gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm đã rút ra được một số kinh nghiêm tốt về biện pháp, cách làm, cơ chế huy động các nguồn lực và công tác tổ chức thực hiện. Những kinh nghiệm này đã kịp thời chuyển giao cho Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành Trung ương ban hành thành các nghị định, quyết định và thông tư hướng dẫn để triển khai trên diện rộng nhằm thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh để đạt được mục tiêu của chương trình đề ra, ban chỉ đạo các cấp cần tiếp tục tăng cường quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân về yêu cầu, mục tiêu của chương trình là xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nhân ra diện rộng.
Các địa phương quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm: "dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ;" coi trọng vai trò làm chủ của người dân trong tất cả các nội dung xây dựng nông thôn mới đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại của một số bộ phận nhân dân.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang lưu ý ban chỉ đạo các cấp cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện toàn diện các nội dung của chương trình, nhất là những nội dung quan trọng nhưng vẫn còn yếu kém, khó khăn; đồng thời, kịp thời rút kinh nghiệm về cách làm, đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách mới, để thực hiện tốt chương trình tại các xã điểm nhằm đóng góp cho yêu cầu nhân ra diện rộng mô hình xây dựng nông thôn mới toàn quốc.
Một số yêu cầu cần đạt được đến cuối năm 2010 là có ít nhất 2/3 các công trình hạ tầng thiết yếu cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Mỗi xã có ít nhất 3-5 dự án sản xuất được triển khai, 1/3 trong đó đem lại hiệu quả thực tế cao, có ít nhất một hợp tác xã được củng cố (hoặc thành lập mới) sản xuất kinh doanh có hiệu quả gắn với với xây dựng nông thôn mới. Mỗi xã có ít nhất 30% số thôn (ấp, xóm, làng, bản) đạt chuẩn về "văn hóa nông thôn mới." Đến cuối năm 2010, có khoảng 70% số tiêu chí nông thôn mới được hoàn thành và cơ bản hoàn thành.
Đề cập về một số công việc cụ thể cần tập trung thực hiện, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nêu rõ trong tháng 7/2010, ban chỉ đạo các cấp tập trung hoàn thành xong các quy hoạch chi tiết ở các xã điểm. Bộ Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quy hoạch và quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.
Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố bố trí đủ vốn ngân sách và công bố cho xã điểm về từng hạng mục công trình được ưu tiên làm trước trong các chương trình mục tiêu của Chính phủ trên địa bàn để thúc đẩy tiến độ thực hiện các hạng mục, công trình đã triển khai và triển khai ngay các công trình của kế hoạch đến cuối năm 2010 và một số công trình lớn của năm 2011.
Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo ngành dọc ở địa phương phân loại rõ việc sử dụng các nguồn vốn để xã thực hiện và tháo gỡ các vướng mắc về vốn và sử dụng vốn. Ban quản lý ở các xã tập trung hướng dẫn, tạo thuận lợi cho nhân dân, các thôn, ấp lựa chọn các công việc phù hợp với khả năng tham gia xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch.
Các địa phương huy động mọi nguồn lực của nhân dân, vốn tín dụng, sự tham gia của các doanh nghiệp và một phần vốn hỗ trợ của Trung ương để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại xã điểm.
Các bộ ngành Trung ương, các sở, ngành địa phương tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, đưa các mô hình, điểm trình diễn có hiệu quả vào xã điểm; giới thiệu, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã điểm xây dựng các dự án sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo bước chuyển mạnh về phát triển kinh tế để tăng thu nhập cho nhân dân tại các xã.
Các địa phương đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, các hương ước, kết hợp tốt giữa xây dựng phong trào làng văn hóa, gia đình văn hóa với nội dung xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
Bộ máy và cán bộ ban chỉ đạo các cấp, ban quản lý ở xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm kiện toàn kịp thời ngay sau Đại hội Đảng; giao nhiệm vụ và tạo thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể, các hội tham gia các công việc xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo các cấp cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được phân công; tiếp tục rút ra những kinh nghiệm mới trong chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm, chuẩn bị cho công tác sơ kết, tổng kết trong thời gian tới.
Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới được thực hiện tại 11 xã trong cả nước gồm Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), Thụy Hương ( huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ), Tam Phước (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), Gia Phổ (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).
Nhìn lại 1 năm thực hiện, chương trình đã thu được kết quả bước đầu khá tích cực. Đến nay có khoảng hơn 200 hạng mục công trình cơ sở hạ tầng đã được triển khai tại 11 xã, trong đó có khoảng 96 hạng mục công trình đã hoàn thành, chủ yếu là đường giao thông thôn xóm, trường học, nhà văn hóa. Các xã đã huy động được sức dân tham gia xây dựng hạ tầng bằng việc huy động nhân dân góp ngày công hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng.
Ban chỉ đạo các tỉnh đã đầu tư nhiều công sức và có nhiều sáng kiến, tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất; mỗi xã có ít nhất 2-3 dự án, điểm trình diễn về sản xuất nông nghiệp được thực hiện. Các xã đã bước đầu quan tâm tổ chức các hợp tác xã, tổ hợp tác làm đầu mối đưa tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn cho nông dân, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác đào tạo nghề cho nông dân được quan tâm gắn với phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Việc huy động các cơ quan khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển sản xuất của các xã điểm đã bước đầu có kết quả rõ rệt. Giá trị thu trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân được tăng lên, một số xã có mức tăng đáng kể.
Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung “ Làng văn hóa,” giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Ngoài thực hiện các dự án xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nghĩa trang, nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện 3 công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước, tổ chức các tổ, hợp tác xã tham gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm đã rút ra được một số kinh nghiêm tốt về biện pháp, cách làm, cơ chế huy động các nguồn lực và công tác tổ chức thực hiện. Những kinh nghiệm này đã kịp thời chuyển giao cho Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành Trung ương ban hành thành các nghị định, quyết định và thông tư hướng dẫn để triển khai trên diện rộng nhằm thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)