Số lượng động vật lưỡng cư giảm do bị nhiễm nấm

Các nhà khoa học phát hiện nấm Bd là nguyên nhân chính khiến cho số lượng động vật lưỡng cư giảm từ 4-5%/năm trong 40 năm qua.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu chứng minh 40 năm qua số lượng động vậtlưỡng cư gồm các loài ếch và kỳ nhông trung bình giảm từ 4-5%/năm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những năm 70 của thế kỷ trước,một loại bệnh truyền nhiễm chết người do nấm gây ra đã xâm hại tới loài kỳ nhôngMexico. Trên cơ sở đó các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu liên quan đếnbệnh truyền nhiễm ở động vật lưỡng cư.

Qua nghiên cứu lịch sử bệnh truyền nhiễm ở loài kỳ nhông Mexico, các nhàkhoa học phát hiện nấm Bd là nguyên nhân chính khiến cho quần thể động vật lưỡngcư giảm sút. Trong đó khoảng 40% số lượng ếch, cóc và các loài động vật lưỡng cưkhác đều đang giảm xuống.

Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị loài nấm Bd. Tuy nhiên, nghiêncứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học tìm ra phương pháp tốt hơn đểngăn chặn sự phát triển của loài nấm Bd./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.