Chiều 28/12, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức Hội nghị "Tổng kết Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002-2011" và triển khai kế hoạch hành động giai đoạn 2012-2020.
Bệnh không lây nhiễm là những bệnh không có nguyên nhân xác định, do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, liên quan tới lối sống, môi trường tiến triển trong một thời gian dài, có thể để lại hậu quả bị tàn tật và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bệnh không lây nhiễm đang gia tăng là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, tuổi thọ ngày càng cao. Phần lớn các bệnh không lây nhiễm có chung yếu tố nguy cơ về hành vi.
Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Xuyên cho biết theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2008, trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong trên toàn cầu có 36 triệu trường hợp (chiếm 2/3) là do bệnh không lây nhiễm gây ra. Các bệnh không lây nhiễm đã để lại những gánh nặng trong điều trị do thời gian điều trị thường kéo dài, tốn kém về sức người và của cải vật chất, phương tiện kỹ thuật; đồng thời gánh nặng về tàn tật do các di chứng bệnh để lại...
Tại Việt Nam, bệnh lây nhiễm đã có xu hướng giảm, nhưng bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Ngày từ những năm đầu thế kỷ 20, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Phòng, chống bệnh không lây nhiễm" với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong của 4 nhóm bệnh: tim mạch, ung thư, đái tháo đường và rối loạn tâm thần.
Tại hội nghị, các đại biểu báo cáo về kết quả đạt được của Chương trình thời gian qua; đồng thời thảo luận góp ý về khung kế hoạch Phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2011-2020.
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 100.000-150.000 trường hợp mắc mới và 75.000 người chết vì ung thư (gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông) và có xu hướng ngày càng tăng; tỷ lệ động kinh là 0,3%; trầm cảm là 3,2 %, tăng huyết áp là 27,2%...
Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm thời gian qua đã bước đầu đạt được kết quả khả quan như thiết lập và duy trì 9 trung tâm ghi nhận ung thư; xây dựng quy trình, các mẫu phiếu khám sàng lọc một số bệnh (tăng huyết áp, ung thư, tâm thần); khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn sớm; tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến về khám, chẩn đoán, theo dõi, quản lý người bệnh, người có yếu tố nguy cơ; xây dựng các mô hình lồng ghép can thiệp.
Hiện nay, tổng số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý là 41.984 người; 80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ổn định; 152.590 bệnh nhân đái tháo đường được theo dõi và điều trị tại tuyến cơ sở; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung cho trên 150.000 phụ nữ nhóm nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố....
Để hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012 -2020 đạt hiệu quả hơn, Chương trình đề xuất 7 hành động ưu tiên, trong đó nhấn mạnh tiếp cận toàn diện, hành động liên ngành, tăng cường hệ thống y tế, theo dõi giám sát, áp dụng can thiệp kinh tế giảm thiểu yếu tố nguy cơ...; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; khống chế tốc độ ra tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, giảm di chứng của một số bệnh... đồng thời tăng cường sàng lọc cộng đồng, phát hiện sớm những người mắc bệnh không lây nhiễm; 60% người tiền đái tháo đường, 30% số xã tiến hành sàng lọc và quản lý số người tiền đái tháo đường, 100% cán bộ tuyến tỉnh có khả năng thực hiện dự án, 70% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa Nội tiết; tăng 10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; phát hiện sớm, quản lý và điều trị cho 10% số bệnh nhân động kinh, trầm cảm.../.
Bệnh không lây nhiễm là những bệnh không có nguyên nhân xác định, do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, liên quan tới lối sống, môi trường tiến triển trong một thời gian dài, có thể để lại hậu quả bị tàn tật và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bệnh không lây nhiễm đang gia tăng là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, tuổi thọ ngày càng cao. Phần lớn các bệnh không lây nhiễm có chung yếu tố nguy cơ về hành vi.
Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Xuyên cho biết theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2008, trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong trên toàn cầu có 36 triệu trường hợp (chiếm 2/3) là do bệnh không lây nhiễm gây ra. Các bệnh không lây nhiễm đã để lại những gánh nặng trong điều trị do thời gian điều trị thường kéo dài, tốn kém về sức người và của cải vật chất, phương tiện kỹ thuật; đồng thời gánh nặng về tàn tật do các di chứng bệnh để lại...
Tại Việt Nam, bệnh lây nhiễm đã có xu hướng giảm, nhưng bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Ngày từ những năm đầu thế kỷ 20, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Phòng, chống bệnh không lây nhiễm" với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong của 4 nhóm bệnh: tim mạch, ung thư, đái tháo đường và rối loạn tâm thần.
Tại hội nghị, các đại biểu báo cáo về kết quả đạt được của Chương trình thời gian qua; đồng thời thảo luận góp ý về khung kế hoạch Phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2011-2020.
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 100.000-150.000 trường hợp mắc mới và 75.000 người chết vì ung thư (gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông) và có xu hướng ngày càng tăng; tỷ lệ động kinh là 0,3%; trầm cảm là 3,2 %, tăng huyết áp là 27,2%...
Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm thời gian qua đã bước đầu đạt được kết quả khả quan như thiết lập và duy trì 9 trung tâm ghi nhận ung thư; xây dựng quy trình, các mẫu phiếu khám sàng lọc một số bệnh (tăng huyết áp, ung thư, tâm thần); khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn sớm; tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến về khám, chẩn đoán, theo dõi, quản lý người bệnh, người có yếu tố nguy cơ; xây dựng các mô hình lồng ghép can thiệp.
Hiện nay, tổng số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý là 41.984 người; 80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ổn định; 152.590 bệnh nhân đái tháo đường được theo dõi và điều trị tại tuyến cơ sở; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung cho trên 150.000 phụ nữ nhóm nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố....
Để hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012 -2020 đạt hiệu quả hơn, Chương trình đề xuất 7 hành động ưu tiên, trong đó nhấn mạnh tiếp cận toàn diện, hành động liên ngành, tăng cường hệ thống y tế, theo dõi giám sát, áp dụng can thiệp kinh tế giảm thiểu yếu tố nguy cơ...; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; khống chế tốc độ ra tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, giảm di chứng của một số bệnh... đồng thời tăng cường sàng lọc cộng đồng, phát hiện sớm những người mắc bệnh không lây nhiễm; 60% người tiền đái tháo đường, 30% số xã tiến hành sàng lọc và quản lý số người tiền đái tháo đường, 100% cán bộ tuyến tỉnh có khả năng thực hiện dự án, 70% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa Nội tiết; tăng 10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; phát hiện sớm, quản lý và điều trị cho 10% số bệnh nhân động kinh, trầm cảm.../.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)