Số liệu mới nhất của Liên hợp quốc và các cơ quan di cư quốc tế, cho biết những thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm tăng nhanh số người tị nạn khí hậu trên toàn cầu.
Năm ngoái, có 38,3 triệu người trên thế giới buộc phải rời bỏ quê hương chủ yếu do bão lụt, trong đó 90% tị nạn khí hậu ngay trong nước.
Châu Á, quê hương của 60% dân số thế giới, bị tác động nặng nề nhất của các thảm họa biến đổi khí hậu và sự xuống cấp của môi trường.
Trong số 16 nước trên thế giới sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới, có tới 10 nước ở châu Á. Chi phí để thích nghi với biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể lên tới 40 tỷ USD mỗi năm.
Chỉ riêng khu vực Đông Nam Á, các hiện tượng thời tiết xấu như bão lụt, nước biển dâng cao,… có thể gây thiệt hại kinh tế tới 230 triệu USD hàng năm, tương đương 6,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu lục này, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người.
Nước biển dâng cao đặc biệt tác động đến những người nghèo nhất sống ở các khu vực ven biển và các quốc đảo nhỏ thiếu nguồn tài chính thực hiện các biện pháp cần thiết để thích nghi và hỗ trợ người dân phòng ngừa và phục hồi sau thảm họa.
Theo số liệu của Trung tâm khí hậu Columbia ở New York, Mỹ, trong nửa đầu thế kỷ 21, hơn 100 triệu người trên thế giới, đặc biệt là dân cư của 30 quốc đảo đang phát triển và các khu vực đồng bằng ven biển các nước Ai Cập, Bangladesh, Niger và Việt Nam, sẽ bị tác động nếu nước biển dâng cao thêm 1m.
Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng thế giới nỗ lực phát triển các chiến lược đặc biệt để thực hiện các giải pháp bền vững đảm bảo cuộc sống ổn định cho những người tị nạn khí hậu.
Các nước cần có hệ thống giám sát có hiệu quả các dòng dân cư tị nạn khí hậu để phản ứng thích hợp và kịp thời cũng như thúc đẩy những chiến lược giảm nguy cơ thảm họa, phát triển và nhân đạo./.
Năm ngoái, có 38,3 triệu người trên thế giới buộc phải rời bỏ quê hương chủ yếu do bão lụt, trong đó 90% tị nạn khí hậu ngay trong nước.
Châu Á, quê hương của 60% dân số thế giới, bị tác động nặng nề nhất của các thảm họa biến đổi khí hậu và sự xuống cấp của môi trường.
Trong số 16 nước trên thế giới sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới, có tới 10 nước ở châu Á. Chi phí để thích nghi với biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể lên tới 40 tỷ USD mỗi năm.
Chỉ riêng khu vực Đông Nam Á, các hiện tượng thời tiết xấu như bão lụt, nước biển dâng cao,… có thể gây thiệt hại kinh tế tới 230 triệu USD hàng năm, tương đương 6,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu lục này, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người.
Nước biển dâng cao đặc biệt tác động đến những người nghèo nhất sống ở các khu vực ven biển và các quốc đảo nhỏ thiếu nguồn tài chính thực hiện các biện pháp cần thiết để thích nghi và hỗ trợ người dân phòng ngừa và phục hồi sau thảm họa.
Theo số liệu của Trung tâm khí hậu Columbia ở New York, Mỹ, trong nửa đầu thế kỷ 21, hơn 100 triệu người trên thế giới, đặc biệt là dân cư của 30 quốc đảo đang phát triển và các khu vực đồng bằng ven biển các nước Ai Cập, Bangladesh, Niger và Việt Nam, sẽ bị tác động nếu nước biển dâng cao thêm 1m.
Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng thế giới nỗ lực phát triển các chiến lược đặc biệt để thực hiện các giải pháp bền vững đảm bảo cuộc sống ổn định cho những người tị nạn khí hậu.
Các nước cần có hệ thống giám sát có hiệu quả các dòng dân cư tị nạn khí hậu để phản ứng thích hợp và kịp thời cũng như thúc đẩy những chiến lược giảm nguy cơ thảm họa, phát triển và nhân đạo./.
(TTXVN/Vietnam+)