Tại buổi làm việc với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đến thiết kế trưng bày Bảo tàng Hà Nội vào chiều 28/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành thiết kế tổng thể nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội trong tháng Năm.
Công ty Story Inc (New Zealand) là đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế tổng thể trưng bày Bảo tàng Hà Nội.
Theo ý tưởng của Story Inc, Bảo tàng Hà Nội được trưng bày theo hình vòng xoáy, hình tượng con rồng sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm. Xoay quanh hình tượng con rồng là các chủ đề về người dân, địa điểm, vật thể và sự kiện - những yếu tố mà theo đánh giá của Story Inc đã tạo nên "linh hồn" Hà Nội.
Tuy nhiên, do phần thiết kế trưng bày còn chậm tiến độ nên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu nhà tư vấn thiết kế tổng thể nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội phải đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành thiết kế.
"Trong tháng Năm, phải hoàn tất hồ sơ để sang tháng Sáu trình thành phố phê duyệt,” ông Thảo nhấn mạnh.
Trong quá trình thực hiện, các sở, ngành liên quan sẵn sàng trợ giúp các nhà tư vấn để bảo đảm đúng tiến độ.
“Chất lượng công việc, việc thiết kế và thi công trưng bày Bảo tàng Hà Nội phải bảo đảm tiêu chuẩn, cao cấp, sang trọng, xứng tầm,” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố lưu ý.
Cũng tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng công trình Bảo tàng Hà Nội là một thành công lớn. Việc thiết kế, trưng bày một bảo tàng không thể hoàn thiện chỉ trong một vài năm.
“Nếu cho rằng xây dựng xong công trình là phải trưng bày hiện vật ngay là chưa hiểu hết chuyên môn về bảo tàng,” Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định.
Cùng quan điểm trên, Phó giáo sư, tiến sỹ Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản Việt Nam cho rằng việc trưng bày không thể vội vàng, vì Bảo tàng Hà Nội phải được thiết kế trưng bày rất hiện đại để tránh lạc hậu.
Theo ông, công trình Bảo tàng Hà Nội là bước đột phá trong ngành bảo tàng. Với trung bình 3.000-5.000 lượt người tham quan/ngày, công trình đã cho thấy sức hút cũng như giá trị của nó.
Đến nay, phương án trưng bày trong nhà của Bảo tàng Hà Nội đã đáp ứng yêu cầu tổ chức sắp xếp phân bổ không gian theo ý tưởng câu chuyện lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Tuy nhiên, phần trưng bày hiện vật ngoài trời hiện nay đang tính toán đến công tác bảo đảm an toàn.
Bảo tàng Hà Nội là dự án văn hóa trọng điểm và là một trong 35 công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Công trình này đòi hỏi yêu cầu rất cao về chất lượng, nội dung để thể hiện một cách phong phú, hấp dẫn về con người và lịch sử hình thành phát triển của Hà Nội./.
Công ty Story Inc (New Zealand) là đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế tổng thể trưng bày Bảo tàng Hà Nội.
Theo ý tưởng của Story Inc, Bảo tàng Hà Nội được trưng bày theo hình vòng xoáy, hình tượng con rồng sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm. Xoay quanh hình tượng con rồng là các chủ đề về người dân, địa điểm, vật thể và sự kiện - những yếu tố mà theo đánh giá của Story Inc đã tạo nên "linh hồn" Hà Nội.
Tuy nhiên, do phần thiết kế trưng bày còn chậm tiến độ nên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu nhà tư vấn thiết kế tổng thể nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội phải đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành thiết kế.
"Trong tháng Năm, phải hoàn tất hồ sơ để sang tháng Sáu trình thành phố phê duyệt,” ông Thảo nhấn mạnh.
Trong quá trình thực hiện, các sở, ngành liên quan sẵn sàng trợ giúp các nhà tư vấn để bảo đảm đúng tiến độ.
“Chất lượng công việc, việc thiết kế và thi công trưng bày Bảo tàng Hà Nội phải bảo đảm tiêu chuẩn, cao cấp, sang trọng, xứng tầm,” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố lưu ý.
Cũng tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng công trình Bảo tàng Hà Nội là một thành công lớn. Việc thiết kế, trưng bày một bảo tàng không thể hoàn thiện chỉ trong một vài năm.
“Nếu cho rằng xây dựng xong công trình là phải trưng bày hiện vật ngay là chưa hiểu hết chuyên môn về bảo tàng,” Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định.
Cùng quan điểm trên, Phó giáo sư, tiến sỹ Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản Việt Nam cho rằng việc trưng bày không thể vội vàng, vì Bảo tàng Hà Nội phải được thiết kế trưng bày rất hiện đại để tránh lạc hậu.
Theo ông, công trình Bảo tàng Hà Nội là bước đột phá trong ngành bảo tàng. Với trung bình 3.000-5.000 lượt người tham quan/ngày, công trình đã cho thấy sức hút cũng như giá trị của nó.
Đến nay, phương án trưng bày trong nhà của Bảo tàng Hà Nội đã đáp ứng yêu cầu tổ chức sắp xếp phân bổ không gian theo ý tưởng câu chuyện lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Tuy nhiên, phần trưng bày hiện vật ngoài trời hiện nay đang tính toán đến công tác bảo đảm an toàn.
Bảo tàng Hà Nội là dự án văn hóa trọng điểm và là một trong 35 công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Công trình này đòi hỏi yêu cầu rất cao về chất lượng, nội dung để thể hiện một cách phong phú, hấp dẫn về con người và lịch sử hình thành phát triển của Hà Nội./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)