Ngày 23/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã khai mạc với sự tham dự của 350 đại biểu được bầu từ 17 Đảng bộ cấp huyện và tương đương.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng cho rằng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong 5 năm tới (2010-2015), Sơn La cần xây dựng các giải pháp mang tính đột phá, hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, bền vững; giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng, để được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm từ 14 đến 15%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 1.200 USD, thực hiện mục tiêu "sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc."
Tỉnh cần phân tích rõ hơn thời cơ, thách thức, tiềm năng, thế mạnh trong điều kiện Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành, đi vào hoạt động năm 2012 để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, phát triển thêm các ngành mới theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Do đó, Sơn La cần xác định rõ vị trí và mối quan hệ của mình với các địa phương trong vùng, trong nước, với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để có tầm nhìn xa hơn trong việc xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng lưu ý Sơn La cần phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ cao, bảo vệ tốt môi trường; tập trung vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như thủy điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, sản phẩm cao su, sữa, chè, cà phê….
Tỉnh sớm hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng và hình thành mạng lưới dịch vụ liên kết giữa các vùng trong tỉnh và bên ngoài.
Bên cạnh đó, Sơn La cần tập trung đầu tư phát triển vùng tam giác kinh tế thành phố Sơn La-Mai Sơn-Mường La, cụm kinh tế Thuận Châu-Quỳnh Nhai, Khu công nghiệp Mai Sơn, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, các dự án thủy điện đạt hiệu quả và chất lượng cao.
Tỉnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La và các nguồn vốn, chương trình mục tiêu quốc gia để tiếp tục đầu tư, xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị, thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các xã, bản, nhất là bố trí sắp xếp lại dân cư, triển khai các phương án sản xuất, xây dựng các bản tái định cư ổn định và phát triển toàn diện.
Với vị trí xung yếu về quốc phòng an ninh của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng chỉ rõ Sơn La cần tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện, tăng cường vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Sơn La-các tỉnh Bắc Lào.
Phó Thủ tướng đã hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và quân dân tỉnh Sơn La đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Sơn La đã xuất hiện một số mô hình sản xuất tốt trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp như: chăn nuôi bò sữa, mía đường, chè, cao su, hoa xuất khẩu…
Đặc biệt, mô hình người dân góp giá trị quyền sử dụng đất để trở thành cổ đông của Tập đoàn Công nghiệp cao su là sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết của đảng vào cuộc sống. Mô hình đó đã tạo ra bước chuyển mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hợp lòng dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và rất cần được nhân rộng ra trong phạm vi cả nước.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng ghi nhận việc Sơn La hoàn thành nhiệm vụ tái định cư cho nhân dân ở dự án thủy điện, di chuyển an toàn tuyệt đối hơn chục ngàn hộ dân khỏi vùng ngập theo đúng kế hoạch.
Công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã đạt yêu cầu, bảo đảm mục tiêu “nhân dân có nơi ở ấm cúng, lòng dân yên, cán bộ trưởng thành,” đời sống và sản xuất của người dân tái định cư từng bước ổn định, cải thiện, tạo nên bước thay đổi quan trọng về hạ tầng kinh tế-xã hội, phân bố lại lực lượng lao động và dân cư của tỉnh.
"Đảng, Nhà nước trân trọng ghi nhận, biểu dương cán bộ, đảng viên và đặc biệt là sự hy sinh, nỗ lực vô bờ bến của các dân tộc trong tỉnh cho dự án quan trọng của đất nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nêu một số hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Sơn La cần phân tích, đánh giá đúng mức. Đó là, Sơn La vẫn còn là một tỉnh nghèo với nhiều khó khăn; sản xuất tuy có phát triển nhưng còn chậm; quy mô kinh tế còn nhỏ bé; bình quân GDP/đầu người còn thấp, mới đạt mức khoảng 60% so với mức bình quân chung của cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi nhỏ và vừa ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển...
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội kiểm điểm, đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh 5 năm qua, nêu rõ tổng sản phẩm ( GDP ) toàn tỉnh tăng 14,2%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 650 USD (12,4 triệu đồng) gấp 2,5 lần so với năm 2005. Tổng thu ngân sách năm nay 4.310 tỷ đồng, trong đó thu tại địa phương khoảng 800 tỷ đồng.
Tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ di chuyển 12.584 hộ dân trong diện tái định cư thủy điện Sơn La đến nơi ở mới trước hai năm so với thời gian Quốc hội đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo từ 46% (năm 2005) xuống còn 25% (năm 2010), cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm cho dân.
Đảng bộ tỉnh chú trọng lãnh đạo công tác quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia (250km đường biên giáp với Lào), quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII tiếp tục làm việc đến ngày 24/9./.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng cho rằng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong 5 năm tới (2010-2015), Sơn La cần xây dựng các giải pháp mang tính đột phá, hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, bền vững; giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng, để được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm từ 14 đến 15%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 1.200 USD, thực hiện mục tiêu "sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc."
Tỉnh cần phân tích rõ hơn thời cơ, thách thức, tiềm năng, thế mạnh trong điều kiện Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành, đi vào hoạt động năm 2012 để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, phát triển thêm các ngành mới theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Do đó, Sơn La cần xác định rõ vị trí và mối quan hệ của mình với các địa phương trong vùng, trong nước, với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để có tầm nhìn xa hơn trong việc xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng lưu ý Sơn La cần phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ cao, bảo vệ tốt môi trường; tập trung vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như thủy điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, sản phẩm cao su, sữa, chè, cà phê….
Tỉnh sớm hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng và hình thành mạng lưới dịch vụ liên kết giữa các vùng trong tỉnh và bên ngoài.
Bên cạnh đó, Sơn La cần tập trung đầu tư phát triển vùng tam giác kinh tế thành phố Sơn La-Mai Sơn-Mường La, cụm kinh tế Thuận Châu-Quỳnh Nhai, Khu công nghiệp Mai Sơn, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, các dự án thủy điện đạt hiệu quả và chất lượng cao.
Tỉnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La và các nguồn vốn, chương trình mục tiêu quốc gia để tiếp tục đầu tư, xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị, thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các xã, bản, nhất là bố trí sắp xếp lại dân cư, triển khai các phương án sản xuất, xây dựng các bản tái định cư ổn định và phát triển toàn diện.
Với vị trí xung yếu về quốc phòng an ninh của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng chỉ rõ Sơn La cần tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện, tăng cường vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Sơn La-các tỉnh Bắc Lào.
Phó Thủ tướng đã hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và quân dân tỉnh Sơn La đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Sơn La đã xuất hiện một số mô hình sản xuất tốt trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp như: chăn nuôi bò sữa, mía đường, chè, cao su, hoa xuất khẩu…
Đặc biệt, mô hình người dân góp giá trị quyền sử dụng đất để trở thành cổ đông của Tập đoàn Công nghiệp cao su là sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết của đảng vào cuộc sống. Mô hình đó đã tạo ra bước chuyển mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hợp lòng dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và rất cần được nhân rộng ra trong phạm vi cả nước.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng ghi nhận việc Sơn La hoàn thành nhiệm vụ tái định cư cho nhân dân ở dự án thủy điện, di chuyển an toàn tuyệt đối hơn chục ngàn hộ dân khỏi vùng ngập theo đúng kế hoạch.
Công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã đạt yêu cầu, bảo đảm mục tiêu “nhân dân có nơi ở ấm cúng, lòng dân yên, cán bộ trưởng thành,” đời sống và sản xuất của người dân tái định cư từng bước ổn định, cải thiện, tạo nên bước thay đổi quan trọng về hạ tầng kinh tế-xã hội, phân bố lại lực lượng lao động và dân cư của tỉnh.
"Đảng, Nhà nước trân trọng ghi nhận, biểu dương cán bộ, đảng viên và đặc biệt là sự hy sinh, nỗ lực vô bờ bến của các dân tộc trong tỉnh cho dự án quan trọng của đất nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nêu một số hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Sơn La cần phân tích, đánh giá đúng mức. Đó là, Sơn La vẫn còn là một tỉnh nghèo với nhiều khó khăn; sản xuất tuy có phát triển nhưng còn chậm; quy mô kinh tế còn nhỏ bé; bình quân GDP/đầu người còn thấp, mới đạt mức khoảng 60% so với mức bình quân chung của cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi nhỏ và vừa ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển...
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội kiểm điểm, đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh 5 năm qua, nêu rõ tổng sản phẩm ( GDP ) toàn tỉnh tăng 14,2%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 650 USD (12,4 triệu đồng) gấp 2,5 lần so với năm 2005. Tổng thu ngân sách năm nay 4.310 tỷ đồng, trong đó thu tại địa phương khoảng 800 tỷ đồng.
Tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ di chuyển 12.584 hộ dân trong diện tái định cư thủy điện Sơn La đến nơi ở mới trước hai năm so với thời gian Quốc hội đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo từ 46% (năm 2005) xuống còn 25% (năm 2010), cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm cho dân.
Đảng bộ tỉnh chú trọng lãnh đạo công tác quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia (250km đường biên giáp với Lào), quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII tiếp tục làm việc đến ngày 24/9./.
Điều Chính Tới (TTXVN/Vietnam+)