Do ảnh hưởng của mưa lũ trong thán 8 vừa qua, toàn bộ tuyến đường tỉnh lộ 112 từ trung tâm huyện lỵ Bắc Yên (Sơn La) lên các xã vùng rẻo cao: Tà Sùa, Làng Chếu, Sím Vàng, Hang Chú đã bị tắc nghẽn giao thông trong nhiều ngày, đến nay mới chỉ khắc phục hậu quả mở đường đất tạm cho người đi bộ và xe gắn máy đi qua vùng sạt lở.
Điểm sạt núi lớn nhất tại km 9+587 với khối lượng khoảng 80.000m3 đất đá vùi lấp gần 1km đường và làm trôi trên 100m nền đường nhựa. Từ điểm sạt trượt này, đất đá trôi xuống km 7+160 làm hư hỏng khoảng 100 mét đường và đất đá tiếp tục trôi xuống vùi lấp nhiều đoàn quốc lộ 37 thuộc thị trấn huyện Bắc Yên, gây ách tắc cục bộ mỗi khi có mưa.
Ông Sùng A Vang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Yên, cho biết: Từ đầu tháng 8 đến nay, toàn bộ tuyến đường tỉnh lộ 112 từ thị trấn huyện lỵ đi các xã vùng rẻo cao của huyện bị ách tắc giao thông do sạt lở núi. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã huy động dân của các xã vùng cao khắc phục tạm thời để người đi bộ, xe gắn máy và ngựa thồ đi qua các điểm sạt trượt. Tuy nhiên, mỗi lần có mưa thì đường lại tắc. Để thông tuyến toàn bộ đoạn đường bị lở núi vùi lấp thì cần hàng chục tỷ đồng nhưng do huyện nghèo nên chưa thể làm được.
Một người dân cho biết: Nguyên nhân sạt lở núi một phần do Công ty tư nhân Phương Anh khai thác đá bên ta - luy dương của đường để làm vật liệu xây dựng các công trình của huyện. Do khai thác đá, đất trơ ra không còn chỗ bám, làm “núi bị mất chân”, nên năm nay mới xảy ra tình trạng lở núi. May mà lở núi vào ban đêm, chứ ban ngày, có nhiều người qua lại thì rất nguy hiểm.
Ông Mùa A Chinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tà Sùa cho biết thêm: Để khắc phục tình trạng lở núi làm lấp nhiều đoạn đường giao thông, xã đã huy động bà con ở các bản ra đào đường để cho người đi bộ và xe máy đi qua nhưng mỗi lần có mưa thì đường lại bị lấp như cũ.
Hiện nay ở vùng cao huyện Bắc Yên đang là mùa thu hoạch ngô, thu hái quả sơn tra (vùng có nhiều rừng sơn tra nhất tỉnh Sơn La) nhưng do tắc đường nên bà con ở các xã Tà Sùa, Lang Chếu, Sím Vàng, Hang Chú không thể chở hàng nông sản xuống chợ huyện bán. Mọi năm vào dịp này, nhiều xe ô tô tấp nập đến các xã chở ngô, chè, táo sơn tra, nhưng bây giờ thì không, làm thất thu cho bà con ở vùng này. Đầu năm học mới, các giáo viên và học sinh phải đi bộ qua điểm sạt trượt, lở núi này cũng rất nguy hiểm đến tính mạng của họ./.
Điểm sạt núi lớn nhất tại km 9+587 với khối lượng khoảng 80.000m3 đất đá vùi lấp gần 1km đường và làm trôi trên 100m nền đường nhựa. Từ điểm sạt trượt này, đất đá trôi xuống km 7+160 làm hư hỏng khoảng 100 mét đường và đất đá tiếp tục trôi xuống vùi lấp nhiều đoàn quốc lộ 37 thuộc thị trấn huyện Bắc Yên, gây ách tắc cục bộ mỗi khi có mưa.
Ông Sùng A Vang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Yên, cho biết: Từ đầu tháng 8 đến nay, toàn bộ tuyến đường tỉnh lộ 112 từ thị trấn huyện lỵ đi các xã vùng rẻo cao của huyện bị ách tắc giao thông do sạt lở núi. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã huy động dân của các xã vùng cao khắc phục tạm thời để người đi bộ, xe gắn máy và ngựa thồ đi qua các điểm sạt trượt. Tuy nhiên, mỗi lần có mưa thì đường lại tắc. Để thông tuyến toàn bộ đoạn đường bị lở núi vùi lấp thì cần hàng chục tỷ đồng nhưng do huyện nghèo nên chưa thể làm được.
Một người dân cho biết: Nguyên nhân sạt lở núi một phần do Công ty tư nhân Phương Anh khai thác đá bên ta - luy dương của đường để làm vật liệu xây dựng các công trình của huyện. Do khai thác đá, đất trơ ra không còn chỗ bám, làm “núi bị mất chân”, nên năm nay mới xảy ra tình trạng lở núi. May mà lở núi vào ban đêm, chứ ban ngày, có nhiều người qua lại thì rất nguy hiểm.
Ông Mùa A Chinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tà Sùa cho biết thêm: Để khắc phục tình trạng lở núi làm lấp nhiều đoạn đường giao thông, xã đã huy động bà con ở các bản ra đào đường để cho người đi bộ và xe máy đi qua nhưng mỗi lần có mưa thì đường lại bị lấp như cũ.
Hiện nay ở vùng cao huyện Bắc Yên đang là mùa thu hoạch ngô, thu hái quả sơn tra (vùng có nhiều rừng sơn tra nhất tỉnh Sơn La) nhưng do tắc đường nên bà con ở các xã Tà Sùa, Lang Chếu, Sím Vàng, Hang Chú không thể chở hàng nông sản xuống chợ huyện bán. Mọi năm vào dịp này, nhiều xe ô tô tấp nập đến các xã chở ngô, chè, táo sơn tra, nhưng bây giờ thì không, làm thất thu cho bà con ở vùng này. Đầu năm học mới, các giáo viên và học sinh phải đi bộ qua điểm sạt trượt, lở núi này cũng rất nguy hiểm đến tính mạng của họ./.
Điêu Chính Tới (TTXVN)