Bộ trưởng quốc phòng Anh Philip Hammond ngày 4/5 tố cáo Argentina sử dụng Thế vận hội với mục đích chính trị sau khi Phủ tổng thống Argentina phát trên truyền hình một clip quảng cáo về sự chuẩn bị của nước này cho Thế vận hội London vào mùa hè tới với thông điệp đòi chủ quyền đối với quần đảo Malvinas đang tranh chấp giữa hai nước.
Đoạn clip được cho là “quay lén” mô tả cảnh đội trưởng đội tuyển khúc côn cầu Argentina Fernando Zylberberg tập luyện tại một số địa điểm biểu tượng của quần đảo như quán bar The Globe Tavern, tòa soạn báo Penguin News và tượng đài tưởng niệm các binh lính Anh thiệt mạng tại Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuối đoạn quảng cáo dài 90 giây là dòng chữ “Để thi đấu trên đất Anh, chúng ta tập luyện trên đất Argentina,” ám chỉ Malvinas là của Argentina (nhưng bị Anh xâm chiếm năm 1833 và đặt tên là Falklands).
Phát biểu trên kênh truyền hình Sky TV, Bộ trưởng Philip Hammond khẳng định đoạn quảng cáo trên là “khiếm nhã, khiêu khích và rất xúc phạm.”
Theo Bộ trưởng, Argentina đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của Thế vận hội là không sử dụng thông điệp Thế vận hội để làm chính trị, vì vậy Ủy ban olympic quốc tế cần phải xem xét trường hợp này. Ông cũng yêu cầu Argentina phải rút spot quảng cáo và xin lỗi vì đã cho chiếu nó.
Trong khi đó, tuyên bố với báo giới Anh, Ngoại trưởng nước này William Hague, cho rằng chính phủ Argentina có hành động trên là nhằm “cứu vớt” những thất bại ngoại giao trong mấy tuần gần đây, thí dụ như tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ mới đây, Buenos Aires đã không thành công trong việc vận động hội nghị đưa ra tuyên bố ủng hộ Argentina trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Anh.
Clip quảng cáo trên được tất cả 5 kênh truyền hình mở của Argentina chiếu vào “giờ vàng” ngày 3/5, vào dịp kỷ niệm 30 năm chiếc tầu chiến Tướng Belgrano của Argentina bị một chiếc tầu ngầm Anh đánh chìm khiến hơn 300 binh sĩ Argentina thiệt mạng trong khuôn khổ cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước liên quan tới chủ quyền Malvinas năm 1982.
Việc thực hiện clip quảng cáo nằm trong nỗ lực của Argentina gây áp lực buộc Anh ngồi vào đàm phán về chủ quyền Malvinas theo tinh thần nhiều nghị quyết của Liên hợp quốc về vấn đề này. Cho đến nay London vẫn từ chối đàm phán, bởi bảo vệ “quyền tự quyết” (quần đảo thuộc chủ quyền của Anh) của người dân tại quần đảo mà hầu hết là người Anh và con cháu của họ./.
Đoạn clip được cho là “quay lén” mô tả cảnh đội trưởng đội tuyển khúc côn cầu Argentina Fernando Zylberberg tập luyện tại một số địa điểm biểu tượng của quần đảo như quán bar The Globe Tavern, tòa soạn báo Penguin News và tượng đài tưởng niệm các binh lính Anh thiệt mạng tại Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuối đoạn quảng cáo dài 90 giây là dòng chữ “Để thi đấu trên đất Anh, chúng ta tập luyện trên đất Argentina,” ám chỉ Malvinas là của Argentina (nhưng bị Anh xâm chiếm năm 1833 và đặt tên là Falklands).
Phát biểu trên kênh truyền hình Sky TV, Bộ trưởng Philip Hammond khẳng định đoạn quảng cáo trên là “khiếm nhã, khiêu khích và rất xúc phạm.”
Theo Bộ trưởng, Argentina đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của Thế vận hội là không sử dụng thông điệp Thế vận hội để làm chính trị, vì vậy Ủy ban olympic quốc tế cần phải xem xét trường hợp này. Ông cũng yêu cầu Argentina phải rút spot quảng cáo và xin lỗi vì đã cho chiếu nó.
Trong khi đó, tuyên bố với báo giới Anh, Ngoại trưởng nước này William Hague, cho rằng chính phủ Argentina có hành động trên là nhằm “cứu vớt” những thất bại ngoại giao trong mấy tuần gần đây, thí dụ như tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ mới đây, Buenos Aires đã không thành công trong việc vận động hội nghị đưa ra tuyên bố ủng hộ Argentina trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Anh.
Clip quảng cáo trên được tất cả 5 kênh truyền hình mở của Argentina chiếu vào “giờ vàng” ngày 3/5, vào dịp kỷ niệm 30 năm chiếc tầu chiến Tướng Belgrano của Argentina bị một chiếc tầu ngầm Anh đánh chìm khiến hơn 300 binh sĩ Argentina thiệt mạng trong khuôn khổ cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước liên quan tới chủ quyền Malvinas năm 1982.
Việc thực hiện clip quảng cáo nằm trong nỗ lực của Argentina gây áp lực buộc Anh ngồi vào đàm phán về chủ quyền Malvinas theo tinh thần nhiều nghị quyết của Liên hợp quốc về vấn đề này. Cho đến nay London vẫn từ chối đàm phán, bởi bảo vệ “quyền tự quyết” (quần đảo thuộc chủ quyền của Anh) của người dân tại quần đảo mà hầu hết là người Anh và con cháu của họ./.
Quang Sơn (Vietnam+)