Starbucks - tập đoàn càphê đứng đầu về số điểm bán trên thế giới, tuyên bố sẽ mở một cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/1013 nhằm tăng cường sự hiện diện trên khắp châu Á và góp phần làm phong phú hơn văn hóa cà phê truyền thống của nước này.
Ông John Culver, Giám đốc phụ trách châu Á của Starbucks, khẳng định: “Việt Nam là một trong các thị trường năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới và chúng tôi tự hào về việc mở thêm thị trường thứ 12 tại khu vực bao gồm Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương.”
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường của Starbucks cho biết không giống như Trung Quốc, nơi mà tập đoàn phải tiến hành nhiều biện pháp để thuyết phục một quốc gia uống trà là chủ yếu chuyển sang uống càphê, Việt Nam có một lịch sử lâu dài trong việc sản xuất và sử dụng càphê. Các quán càphê xuất hiện phổ biến trên hầu hết đường phố của các thành phố lớn ở Việt Nam.
Với kế hoạch mới trên Starbucks sẽ phát triển cùng với các chuỗi bán hàng khác của Mỹ, bao gồm cả Subway & Yum, KFC và Pizza Hut đã và đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, Starbucks cũng đang xem xét việc mở rộng hệ thống cửa hàng tại Hà Nội và các thành phố lớn khác của Việt Nam. Starbucks hiện đang có hơn 200 cửa hàng tại Philípin và hơn 140 cửa hàng khác ở Indonesia.
Việt Nam là nước sản xuất càphê lớn thứ 2 thế giới sau khi Brazil, với hơn 90% sản xuất dành cho xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam có các cơ sở sản xuất lớn và các cửa hàng cà phê khá phổ biến, nhưng tính trên cơ sở bình quân đầu người, sức tiêu thụ cà phê ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số nước láng giềng như Thái Lan và đây là một cơ hội phát triển lớn cho Starbucks.
Theo các nhà quan sát, Starbucks muốn mở rộng kinh doanh tại châu Á để bù lại cho sự đình trệ của thị trường Mỹ. Hồi tháng 10 năm ngoái, Starbucks đã mở một số điểm bán đầu tiên tại Ấn Độ, phối hợp với đối tác Tata.
Trong quý IV/2012, doanh thu của Starbucks tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lên đến 198 triệu USD, so với 2,5 tỷ USD doanh thu trong khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên, châu Á là thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất của Starbucks, riêng doanh thu trong quý cuối cùng của năm 2012 đã tăng đến 23%.
Theo dự kiến, Starbucks sẽ mở thêm từ 3.300 đến 4.000 cửa hàng mới ở châu Á trong năm 2013, trong đó có khoảng 1.000 cửa hàng sẽ được mở ở Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của tập đoàn, sau Mỹ, vào năm 2014. Hiện tại Starbucks đang có khoảng 700 cửa hàng càphê tại quốc gia này./.
Ông John Culver, Giám đốc phụ trách châu Á của Starbucks, khẳng định: “Việt Nam là một trong các thị trường năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới và chúng tôi tự hào về việc mở thêm thị trường thứ 12 tại khu vực bao gồm Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương.”
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường của Starbucks cho biết không giống như Trung Quốc, nơi mà tập đoàn phải tiến hành nhiều biện pháp để thuyết phục một quốc gia uống trà là chủ yếu chuyển sang uống càphê, Việt Nam có một lịch sử lâu dài trong việc sản xuất và sử dụng càphê. Các quán càphê xuất hiện phổ biến trên hầu hết đường phố của các thành phố lớn ở Việt Nam.
Với kế hoạch mới trên Starbucks sẽ phát triển cùng với các chuỗi bán hàng khác của Mỹ, bao gồm cả Subway & Yum, KFC và Pizza Hut đã và đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, Starbucks cũng đang xem xét việc mở rộng hệ thống cửa hàng tại Hà Nội và các thành phố lớn khác của Việt Nam. Starbucks hiện đang có hơn 200 cửa hàng tại Philípin và hơn 140 cửa hàng khác ở Indonesia.
Việt Nam là nước sản xuất càphê lớn thứ 2 thế giới sau khi Brazil, với hơn 90% sản xuất dành cho xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam có các cơ sở sản xuất lớn và các cửa hàng cà phê khá phổ biến, nhưng tính trên cơ sở bình quân đầu người, sức tiêu thụ cà phê ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số nước láng giềng như Thái Lan và đây là một cơ hội phát triển lớn cho Starbucks.
Theo các nhà quan sát, Starbucks muốn mở rộng kinh doanh tại châu Á để bù lại cho sự đình trệ của thị trường Mỹ. Hồi tháng 10 năm ngoái, Starbucks đã mở một số điểm bán đầu tiên tại Ấn Độ, phối hợp với đối tác Tata.
Trong quý IV/2012, doanh thu của Starbucks tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lên đến 198 triệu USD, so với 2,5 tỷ USD doanh thu trong khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên, châu Á là thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất của Starbucks, riêng doanh thu trong quý cuối cùng của năm 2012 đã tăng đến 23%.
Theo dự kiến, Starbucks sẽ mở thêm từ 3.300 đến 4.000 cửa hàng mới ở châu Á trong năm 2013, trong đó có khoảng 1.000 cửa hàng sẽ được mở ở Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của tập đoàn, sau Mỹ, vào năm 2014. Hiện tại Starbucks đang có khoảng 700 cửa hàng càphê tại quốc gia này./.
Thanh Hải (TTXVN)